Tôi ngắm ảnh anh. Tôi xem tướng anh. Tôi đọc tiểu sử anh. Tôi đọc tin tức tới tấp về anh. Tôi xem lại 7 bài viết mang tính chất luận văn của anh. Tôi suy nghĩ về anh. Qua đôi kính cận, đôi mắt anh sáng, thẳng, cương nghị. Nét mặt anh có chiều sâu của suy tư, điềm tĩnh.
Những bài viết của anh rõ ràng, mạch lạc, thẳng vào vấn đề, dễ hiểu, truyền cảm. Tôi đã đọc bài anh viết trên báo Tia Sáng, Pháp luật, Tuổi Trẻ, cả Nhân dân nữa.
Tôi không thấy cần nhận xét thêm về anh. Những đánh giá người biết anh, quen anh, hiểu anh ở trong nước là quá đủ. Cũng chẳng cần nhắc lại cái "tâm" và cái "tầm" trong các luận văn của anh. Văn là người.
Bác Trần Lâm, luật sư già dặn, từng là thẩm phán toà án tối cao, nay tham gia đấu tranh cho dân chủ, không dễ tính khi xét người, đánh giá Lê Công Định được trọng nể, học vấn cao, có tâm sáng, dễ gì mà được chọn làm phó chủ nhiệm đoàn luật sư Sàigòn. Anh từng tình nguyện cãi miễn phí cho các bạn luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, nhà báo Điếu Cày, với giọng ôn tồn mà sâu sắc, chặy chẽ.
Thế giới từng biết anh. Anh nghiên cứu luật ở Pháp, ở Mỹ, tham gia những hội luận về luật. Anh bị bắt, các chính phủ, bộ ngoại giao, các đại sứ, các tổ chức nhân quyền quốc tế ... các nước lên tiếng ngay, mạnh mẽ, dứt khoát.
Ai cũng hiểu, chế độ độc đảng tuy lâu nay ba hoa về luật pháp, về nhân quyền, về bản chất là dị ứng với luật pháp, là đối lập thù địch giới luật sư.
Não trạng của nhóm lãnh đạo CS từng đóng cửa trường đại học luật từ năm 1945 đến năm 1974, từng xóa diệt thẳng tay chức vị luật sư, với những toà án nhân dân không luật sư, do bộ chính trị và các đảng uỷ quyết định mức án, từng xử tử hình hàng vạn lương dân trong cải cách ruộng đất, và bỏ tù hàng chục vạn đồng bào ta qua "cải tạo"... cái não trạng hủ lậu dã man ấy cho đến nay vẫn không hề đổi thay và tỉnh ngộ.
Luật sư Nguyễn Mạnh Tường tốt nghiệp tiến sỹ luật ở Paris khi 23 tuổi, chỉ vì được mời lên tiếng nhận xét tình trạng lạc hậu về pháp lý trong cải cách ruộng đất, đã bị bộ chính trị đày đoạ cho đến chết (lột hết chức : uỷ viên đoàn chủ tịch Mặt trận, hiệu trưởng Đại học, giáo sư, cấm dạy tiếng Pháp ...)
Gần đây, các luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân đã bị tù; bà luật sư Bùi Thi Kim Thành bị ép vào viện tâm thần. Luật sư Lê Trần Luật bị đe doạ và quấy nhiễu. Họ toàn là luật sư do trong nước đào tạo.
Luật sư trẻ Lê Công Định bị Công an chế độ chiếu tướng, theo dõi giám sát chặt 2 năm nay vì nhiều lẽ. Anh học giỏi; anh am hiểu luật, cả kim cổ, đông tây. Anh thông minh, tài trí. Anh có tư duy độc lập. Anh có nhân cách. Anh có lòng thương dân mình, yêu nước mình. Anh động lòng về các hiệp định bất bình đẳng Việt-Trung; anh sớm ký tên vào kiến nghị ngừng ngay việc khai thác bôxít. Anh ca ngợi Hào khí Diên Hồng; anh cổ vũ bà con ta, nhất là tuổi trẻ đừng nhu nhược, bạc nhược.
Anh là của hiếm; là vốn quý của dân tộc, anh là "vàng ròng " của tương lai Việt Nam.
Công An Cộng sản điểm mặt anh, thâm thù anh, "khẩn cấp" bắt anh vì những lẽ trên, vì quá nhiều lý do như thế, lại còn vì anh sắp viết một bài
tố cáo, hay một lá đơn gửi Liên Hợp Quốc hay Toà Án quốc tế khởi kiện nhà cầm quyền Bắc kinh cấm ngư dân Việt nam không được đánh cá trong vùng biển của Việt nam. Bẽ mặt ông thủ tướng, bẽ mặt bộ trưởng ngoại giao, bẽ mặt và chạm nọc 15 uỷ viên bộ chính trị.
Cho nên 2 viên tướng an ninh phải xuất hiện để mở đầu vụ án.
Cho nên mọi món chưởng độc nhất, thâm nhất sẽ còn được họ đưa ra thi thố với anh. Anh đã biết từ sớm.
Cho nên họ bầy trò kết tội anh âm mưu lật đổ chế độ trước cả khi khởi tố.
Cho nên họ bày chuyện anh nhanh nhẩu "thú nhận mọi tội lỗi" và "xin được khoan hồng".
Cho nên họ cố tạo ra hình dung một con người khác, mềm yếu, ươn hèn, nhũn như con chi chi.
Còn lạ gì công an mật vụ của những chế độ độc quyền đảng trị, thù ghét những con người quang minh chính trực, nhất là khi đảng cầm quyền toàn trị tha hoá, suy đồi đến độ ''nơi nơi uất hận, khắp chốn kêu than" như hiện nay. Họ dở đủ ngón của bọn Hitler, Goebel, của Gestapo, của bọn Mật vụ Nga, Stasi Đông Đức, được thụ huấn trực tiếp và học lỏm, còn hợp tác cả với bọn xã hội đen kiểu Mafia mới để trị những Lê Công Định.
Xin chớ ai quá lo, quá sợ cho số phận của luật sư Định. Cuộc đọ sức tưởng như quá ư chênh lệch. Một con người có tim và óc đầy chất người tinh khiết chống lại cả một bộ máy, súng đạn, nhà tù, quyền lực vũ phu,
nhưng con người ấy có chính nghĩa dân tộc, có lẽ phải làm chỗ dựa vững, có nhân dân hậu thuẫn, có pháp luật quốc tế và thời đại hỗ trợ.
Luật pháp ghi rõ mọi khai báo, thú nhận của bị cáo khi bị ép cung, mớm cung, trong doạ nạt, bạo lực hay qua dụ dỗ mua chuộc lộ liễu cũng như tinh vi ... đều không có giá trị pháp lý.
Chính phủ Mỹ đã quyết định "quên", coi như "không có" những lời thú nhận của mấy chục phi công tù binh Mỹ ở Hilton Hànoi là đã gây tội ác chống nhân loại ở Bắc Việt, khi họ bị bỏ đói, bỏ khát, bị dử mồi là thú nhận thì được tháo cùm, được nhận quà, thư, ảnh của bố, mẹ, vợ con...
Tôi còn nhớ rõ vụ ông Võ Đại Tôn hồi năm 1982 thú nhận hết tội lỗi, còn đóng kịch xuất sắc, lừa bộ trưởng công an Phạm Hùng và các thứ trưởng, vụ trưởng an ninh, để được ra mắt các phóng viên quốc tế Nhật, Pháp, Mỹ, Anh, Đức ... để lúc ấy mới đột nhiên lên án chế độ toàn trị Cộng sản, giữa sự tưng hửng, bàng hoàng của bộ xậu an ninh.
Tôi tin ở con người. Tôi tin ở tuổi trẻ trong thời đại mới. Tôi tin ở dân tộc mình. Cho nên tôi lạc quan, tuy bao giờ cũng thận trọng, không lạc quan tếu. Ta hay yên lòng chờ ...
Vụ án Lê Công Định còn dài. Cuộc đấu tranh còn dài. Nhiều Lê Công Định nữa sẽ xuất hiện, trong 4.400 luật sư đang hành nghề và hàng ngàn sinh viên luật đang được đào tạo.
Tôi biết rõ một số em đang học luật đã viết bài luận văn tuyệt vời bác bỏ Luật đất đai và Luật báo chí hiện tại, mà các em cho là "phản động " thật sự, vì kìm hãm sự phát triển của xã hội ta.
Hậu sinh thật khả uý vậy.
Paris 21-6-2009.
Bùi Tín
Những bài viết của anh rõ ràng, mạch lạc, thẳng vào vấn đề, dễ hiểu, truyền cảm. Tôi đã đọc bài anh viết trên báo Tia Sáng, Pháp luật, Tuổi Trẻ, cả Nhân dân nữa.
Tôi không thấy cần nhận xét thêm về anh. Những đánh giá người biết anh, quen anh, hiểu anh ở trong nước là quá đủ. Cũng chẳng cần nhắc lại cái "tâm" và cái "tầm" trong các luận văn của anh. Văn là người.
Bác Trần Lâm, luật sư già dặn, từng là thẩm phán toà án tối cao, nay tham gia đấu tranh cho dân chủ, không dễ tính khi xét người, đánh giá Lê Công Định được trọng nể, học vấn cao, có tâm sáng, dễ gì mà được chọn làm phó chủ nhiệm đoàn luật sư Sàigòn. Anh từng tình nguyện cãi miễn phí cho các bạn luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, nhà báo Điếu Cày, với giọng ôn tồn mà sâu sắc, chặy chẽ.
Thế giới từng biết anh. Anh nghiên cứu luật ở Pháp, ở Mỹ, tham gia những hội luận về luật. Anh bị bắt, các chính phủ, bộ ngoại giao, các đại sứ, các tổ chức nhân quyền quốc tế ... các nước lên tiếng ngay, mạnh mẽ, dứt khoát.
Ai cũng hiểu, chế độ độc đảng tuy lâu nay ba hoa về luật pháp, về nhân quyền, về bản chất là dị ứng với luật pháp, là đối lập thù địch giới luật sư.
Não trạng của nhóm lãnh đạo CS từng đóng cửa trường đại học luật từ năm 1945 đến năm 1974, từng xóa diệt thẳng tay chức vị luật sư, với những toà án nhân dân không luật sư, do bộ chính trị và các đảng uỷ quyết định mức án, từng xử tử hình hàng vạn lương dân trong cải cách ruộng đất, và bỏ tù hàng chục vạn đồng bào ta qua "cải tạo"... cái não trạng hủ lậu dã man ấy cho đến nay vẫn không hề đổi thay và tỉnh ngộ.
Luật sư Nguyễn Mạnh Tường tốt nghiệp tiến sỹ luật ở Paris khi 23 tuổi, chỉ vì được mời lên tiếng nhận xét tình trạng lạc hậu về pháp lý trong cải cách ruộng đất, đã bị bộ chính trị đày đoạ cho đến chết (lột hết chức : uỷ viên đoàn chủ tịch Mặt trận, hiệu trưởng Đại học, giáo sư, cấm dạy tiếng Pháp ...)
Gần đây, các luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân đã bị tù; bà luật sư Bùi Thi Kim Thành bị ép vào viện tâm thần. Luật sư Lê Trần Luật bị đe doạ và quấy nhiễu. Họ toàn là luật sư do trong nước đào tạo.
Luật sư trẻ Lê Công Định bị Công an chế độ chiếu tướng, theo dõi giám sát chặt 2 năm nay vì nhiều lẽ. Anh học giỏi; anh am hiểu luật, cả kim cổ, đông tây. Anh thông minh, tài trí. Anh có tư duy độc lập. Anh có nhân cách. Anh có lòng thương dân mình, yêu nước mình. Anh động lòng về các hiệp định bất bình đẳng Việt-Trung; anh sớm ký tên vào kiến nghị ngừng ngay việc khai thác bôxít. Anh ca ngợi Hào khí Diên Hồng; anh cổ vũ bà con ta, nhất là tuổi trẻ đừng nhu nhược, bạc nhược.
Anh là của hiếm; là vốn quý của dân tộc, anh là "vàng ròng " của tương lai Việt Nam.
Công An Cộng sản điểm mặt anh, thâm thù anh, "khẩn cấp" bắt anh vì những lẽ trên, vì quá nhiều lý do như thế, lại còn vì anh sắp viết một bài
tố cáo, hay một lá đơn gửi Liên Hợp Quốc hay Toà Án quốc tế khởi kiện nhà cầm quyền Bắc kinh cấm ngư dân Việt nam không được đánh cá trong vùng biển của Việt nam. Bẽ mặt ông thủ tướng, bẽ mặt bộ trưởng ngoại giao, bẽ mặt và chạm nọc 15 uỷ viên bộ chính trị.
Cho nên 2 viên tướng an ninh phải xuất hiện để mở đầu vụ án.
Cho nên mọi món chưởng độc nhất, thâm nhất sẽ còn được họ đưa ra thi thố với anh. Anh đã biết từ sớm.
Cho nên họ bầy trò kết tội anh âm mưu lật đổ chế độ trước cả khi khởi tố.
Cho nên họ bày chuyện anh nhanh nhẩu "thú nhận mọi tội lỗi" và "xin được khoan hồng".
Cho nên họ cố tạo ra hình dung một con người khác, mềm yếu, ươn hèn, nhũn như con chi chi.
Còn lạ gì công an mật vụ của những chế độ độc quyền đảng trị, thù ghét những con người quang minh chính trực, nhất là khi đảng cầm quyền toàn trị tha hoá, suy đồi đến độ ''nơi nơi uất hận, khắp chốn kêu than" như hiện nay. Họ dở đủ ngón của bọn Hitler, Goebel, của Gestapo, của bọn Mật vụ Nga, Stasi Đông Đức, được thụ huấn trực tiếp và học lỏm, còn hợp tác cả với bọn xã hội đen kiểu Mafia mới để trị những Lê Công Định.
Xin chớ ai quá lo, quá sợ cho số phận của luật sư Định. Cuộc đọ sức tưởng như quá ư chênh lệch. Một con người có tim và óc đầy chất người tinh khiết chống lại cả một bộ máy, súng đạn, nhà tù, quyền lực vũ phu,
nhưng con người ấy có chính nghĩa dân tộc, có lẽ phải làm chỗ dựa vững, có nhân dân hậu thuẫn, có pháp luật quốc tế và thời đại hỗ trợ.
Luật pháp ghi rõ mọi khai báo, thú nhận của bị cáo khi bị ép cung, mớm cung, trong doạ nạt, bạo lực hay qua dụ dỗ mua chuộc lộ liễu cũng như tinh vi ... đều không có giá trị pháp lý.
Chính phủ Mỹ đã quyết định "quên", coi như "không có" những lời thú nhận của mấy chục phi công tù binh Mỹ ở Hilton Hànoi là đã gây tội ác chống nhân loại ở Bắc Việt, khi họ bị bỏ đói, bỏ khát, bị dử mồi là thú nhận thì được tháo cùm, được nhận quà, thư, ảnh của bố, mẹ, vợ con...
Tôi còn nhớ rõ vụ ông Võ Đại Tôn hồi năm 1982 thú nhận hết tội lỗi, còn đóng kịch xuất sắc, lừa bộ trưởng công an Phạm Hùng và các thứ trưởng, vụ trưởng an ninh, để được ra mắt các phóng viên quốc tế Nhật, Pháp, Mỹ, Anh, Đức ... để lúc ấy mới đột nhiên lên án chế độ toàn trị Cộng sản, giữa sự tưng hửng, bàng hoàng của bộ xậu an ninh.
Tôi tin ở con người. Tôi tin ở tuổi trẻ trong thời đại mới. Tôi tin ở dân tộc mình. Cho nên tôi lạc quan, tuy bao giờ cũng thận trọng, không lạc quan tếu. Ta hay yên lòng chờ ...
Vụ án Lê Công Định còn dài. Cuộc đấu tranh còn dài. Nhiều Lê Công Định nữa sẽ xuất hiện, trong 4.400 luật sư đang hành nghề và hàng ngàn sinh viên luật đang được đào tạo.
Tôi biết rõ một số em đang học luật đã viết bài luận văn tuyệt vời bác bỏ Luật đất đai và Luật báo chí hiện tại, mà các em cho là "phản động " thật sự, vì kìm hãm sự phát triển của xã hội ta.
Hậu sinh thật khả uý vậy.
Paris 21-6-2009.
Bùi Tín
Tôi cũng đang là một sinh viên ở Sài Gòn, tôi không dám so sánh mình với chú Định. Và tôi cũng muốn đấu tranh vì nghĩa. Nhưng thiên không thời , địa không lợi thì nhân làm sao hòa được. Lực bất tòng tâm. Nhìn chú Định dám làm dám chịu như vậy, nhìn bà con Thái Hà có đức tin đáng khâm phục như vậy, tôi thấy thật hổ thẹn. Nếu cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ tự tin mà đấu tranh. Và tôi tin đây cũng là nỗi lòng của tuổi trẻ VN chúng tôi hiện nay.
Trả lờiXóa