Thứ Năm, 28 tháng 5, 2009

Bài phát biểu súc tích của Đại biểu QH Dương Trung Quốc




Tại kỳ họp Quốc Hội ngày 26.5.2009, Đại biểu Dương Trung Quốc đã có bài phát biểu đầy súc tích chứa đựng những tâm tư của những người con đất Việt. Trong đó có những đoạn:


-Bài học của lịch sử đã cho thấy: "Chỉ một sai sót của chính phủ, dân tộc phải chịu đựng lâu dài" (2:03') : chắc có ý nhắc đến cái công hàm bán nước của ông Phạm văn Đồng

-Trong tư duy của chính phủ có dự trữ cho tương lai, có để dành cho con cháu không? hay có chút của rả nào của tổ tiên để lại nào để lại thì làm cho bằng hết (3:24') : Đoạn này có ý nói về bô xít Tây nguyên

-Đời cha phải tập ăn nhạt, để đời con mới có nước uống (4:15): Đoạn này mới thực sự là cú giáng thực sự mạnh vào chế độ đầy tham nhũng dối trá hiện nay



Trước bài diễn văn đầy sức mạnh tiềm tàng của đại biểu Dương Trung Quốc, ngài chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng mặt nghệt ra vì bất ngờ, các Nghị viên thì bị choáng váng đến nỗi quên cả vỗ tay, "gật" như thường lệ.






Đối với những quốc gia Dân chủ thì bài phát biểu của ông là để xây dựng đất nước và rất đáng khích lệ, nhưng trong một quốc gia đảng trị như Việt nam, vốn không quen nghe những lời thẳng thắn xây dựng thì chắc chắn điều này sẽ mang đến hiểm họa cho bản thân ông, không biết rồi đây ông sẽ bị đối xử như Phó TBT báo Du lịch, hay như blogger Điếu cày, hoặc có thể tệ hơn nữa là như Lưu Quang Vũ.

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2009

Trung Quốc đang thâu tóm Việt nam !


Người dân dắt xe đạp, chạy xe gắn máy dọc theo đường sắt ở Hà Nội để tránh lụt trên phố trong trận mưa lũ hồi đầu Tháng 11-2008. Hình Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images



Công ty Trung Quốc trúng thầu xây dựng đường sắt nội đô Hà Nội


HÀ NỘI 25-5 (NV) - Công ty quốc doanh Đường Sắt số 6 của Trung quốc vừa trúng thầu xây dựng hệ thống đường sắt nội đô Hà Nội trị giá gói thầu 350.57 triệu USD, theo tin từ Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư CSVN được hãng tin tài chính Dow Jones thuật lại.


Tin này được đưa ra không thấy hệ thống báo chí trong nước loan tải vào lúc đang có nhiều chuyện tố cáo các nhà thầu Trung Quốc trúng thầu hầu hết các dự án đầu tư xây dựng lớn ở Việt Nam và họ đem lậu hàng ngàn công nhâu đủ loại vào Việt Nam thay vì thuê mướn nhân công địa phương.


“Cổng thông tin điện tử” của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư CSVN phần tiếng Việt cũng không thấy đưa tin này.

Theo nguồn tin Dow Jones thuật lại từ bản tin của Bộ vừa nói cho biết công ty của Trung quốc sẽ lập đồ án và xây dựng hệ thống 13.5 km đường sắt cũng như cung cấp 52 toa xe trong vòng 5 năm.

Đường sắt sẽ xây dựng chạy từ trung tâm ở thủ đô tới quận Hà Đông nằm phía Tây Nam thành phố, với phí tổn chung cho dự án là 552.86 triệu USD. Hà Đông trước đây là thị xã của tỉnh Hà Tây nhưng nay trở thành một phần của thủ đô khi được sát nhập vào thành Hà Nội mở rộng.

Phần lớn ngân khoản dùng để thực hiện dự án đến từ vốn vay nhẹ lãi của Trung Quốc, Bộ Kế hoạch và Đầu Tư nói.

Cách đây gần một tháng, ngày 7/5/09 “Cổng thông tin Chính phủ” CSVN loan tin nhà thầu Trung Quốc đã trúng thầu dự án nhà máy đạm ở Cà Mau.

“Chiều ngày 6-5, tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Việt Namđã ký hợp đồng EPC (thiết kế-cung ứng vật tư thiết bị-xây dựng) dự án Nhà máy đạm Cà Mauvới liên doanh nhà thầu của Trung Quốc.” Nguồn tin này nói. “hai doanh nghiệp Trung Quốc là Công ty Thiết kế Vũ Hán và Tổng công tyXuất nhập khẩumáy Trung Quốc đã trở thành tổng thầu EPC của dự án.”

Nguồn tin vừa kể không cho biết dự án tốn phí bao nhiêu và nguồn vốn từ đâu đến mà chỉ nói rằng “Nhà máyđạm Cà Mauđược xây dựngtại xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnhCà Mau, với công suất thiết kế 800,000 tấn đạm/năm, sử dụng nguyên liệu khí thiên nhiên từ mỏ PM3 - CAA ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam.Dự án khi đi vào vận hành sẽ nâng tổng sản lượng phân đạm do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sản xuất lên 1.54 triệu tấn/năm”.

Ngày 27/3/09, nhân một cuộc toạ đàm về “kích cầu trong xây dựng” tại Hà Nội, Trần Ngọc Hùng - chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN – kêu rằng “các nhà thầu VN đang rất lo vì thực tế cho thấy các dự án lớn khi đem ra đấu thầu hầu như đều rơi vào tay các nhà thầu nước ngoài. Ông Hùng cho biết các nhà thầu Trung Quốc đang thắng thầu rất nhiều công trình trọng điểm về điện, ximăng, hóa chất..” theo bản tin báo Tuổi Trẻ.

Không những vậy ông này còn báo động “Đáng quan tâm là các nhà thầu Trung Quốc thường đem theo hàng ngàn công nhân và đem cả thiết bị của họ sang, trong khi những thiết bị đó VN hoàn toàn có thể sản xuất được...” Một cách gián tiếp, ông Hùng chứng minh cho thấy nhà nước CSVN nói một đàng làm một nẻo về chủ trương “kích cầu” để cứu nguy kinh tế.

Đầu Tháng 5 vừa qua, Bộ trưởng Tài Nguyên Môi Trường CSVN, Phạm Khôi Nguyên, dẫn một phái đoàn đi thị sát các công trường chuẩn bị khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Dịp này, tổng giám đốc nhà máy tuyển luyện bauxite sắp được xây dựng nói rằng dự án này đã được nhà cầm quyền CSVN “cho không” nhà thầu Trung Quốc chứ không có đấu thầu gì cả.

Tại dự án này, và rất nhiều dự án xây dựng nhà máy điện, xi măng, phân đạm trên cả nước từ Quảng Ninh đến Cà Mau, hàng ngàn công nhân Trung quốc được đưa lậu sang Việt Nam, chiếm việc làm của người Việt trong khi người thất nghiệp trong nước mỗi ngày một nhiều hơn vì ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu.

Luật lệ lao động CSVN ràng buộc chặt chẽ công nhân ngoại quốc về mọi mặt và chỉ cho phép các nhà thầu, công ty ngoại quốc đầu tư ở Việt Nam, sử dụng công nhân nước ngoài, chuyên viên kỹ thuật, nếu nguồn nhân lực trong nước không có khả năng cung cấp.

Nhưng các ký sự đăng tải trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị (SGGT), Tuổi Trẻ, VietnamNet cho thấy công nhân Trung Quốc sang Việt Nam hầu hết đều là các người làm công việc phổ thông, không phải chuyên gia. Và đồng thời, họ là những người lao động nhập lậu.

Trong bài ký sự ngày 6/5/09, báo SGTT viết rằng “Trên cung đường HCM, đoạn đi qua huyện Ðông Giang (tỉnh Quảng Nam) có một “làng” công nhân người Quảng Tây (Trung Quốc). Họ đã đến đây hơn ba năm qua để xây dựng hai công trình thủy điện Za Hung và Sông Kôn 2.” Không những họ sống thành làng, họ còn lấy phụ nữ địa phương, có con, bài ký sự kể. (TN)

Theo Người Việt Online

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2009

Link chứa Trojan trong blog Vàng anh !!! (GTC)


1.Mở đầu:


Mấy hôm trước ở blog Vàng anh có đăng một tin hot là danh sách Bộ Chính trị Việt nam được Trung quốc định sẵn trước trong một tài liệu "tuyệt mật", được chứa trong trang web http//www.came.agri.gov.cn của Trung quốc, cái đuôi gov.cn nói lên site này là của nhà cầm quyền Trung quốc. Mặc dù Vàng anh đã mở và đăng toàn bộ cái danh sách ấy lên nhưng vẫn có nhiều người download về để "kiểm chứng", điểm đáng chú ý là trong site http//www.came.agri.gov.cn không có đặt link dẫn nào đến "tài liệu" kể trên, có lẽ vậy mới "tuyệt mật" chăng !


Theo 2 đường link dẫn trong blog Vàng anh:


http//www.came.agri.gov.cn/doc/DS-UVBCT.hta

http//www.came.agri.gov.cn/doc/成員的政治.hta


thì download được file DS-UVBCT.hta hay file có nội dung tương tự 成員的政治.hta , nếu ta thay đổi đuôi hta của file này thành gif thì ta sẽ thấy hình sau:




Hình cô gái này có chứa mã độc, sẽ phát tán nếu được double click


đến đây thì computer của bạn vẫn chưa sao, nhưng nếu bạn double ckick vào file này để mở thì sẽ thấy sau một lúc khá lâu (để chạy script install) bạn sẽ thấy cái danh sách Ủy viên Bộ Chính Trị : Máy của bạn đã nhiễm trojan và trở thành 1 zombie (máy tính ma) được điều khiển bởi kẻ đã upload file này.


Cũng nên lưu ý ngay rằng những người đã đọc và làm theo bài "Blogger, hãy tự bảo vệ mình" của GTC chắc chắn không thể bị nhiễm trojan này, vì chỉ với khoản 1 của Phần 2: Hãy tự bảo vệ mình là đủ để miễn nhiễm rồi:


1.Khi cài Windows mới, bắt buộc phải cài ngay 1 chương trình chống Virus của ngoại, có update tới bản mới nhất (new version of virus signature database).


2.Phương thức lây nhiễm:

Khi download file DS-UVBCT.hta về máy, GTC đã loay hoay tìm cách mở cái file có đuôi hta này, đọc source code thì thấy đây là file gif, khi đổi đuôi hta thành gif thì GTC thấy được cái hình cô gái ở trên, nhưng size của hình này rất lớn không tương xứng với hình (697.629 bytes so với 21.489 bytes), nên chắc chắn trong file này còn chứa nhiều thứ khác, trên một diễn đàn có người nói đã mở thấy được danh sách bằng Word 2007, GTC cũng mở Word 2007 lên rồi mở file này, nhưng vẫn hoàn toàn không được là không được, GTC cũng thử quét virus bằng cả 3 C/T BitDefender, Eset NOD32, Kaspersky đều không phát hiện được gì.


Bây giờ nghĩ lại thấy thật buồn cười, vì nguyên nhân là GTC không có thói quen mở bằng cách double click vào file, nên không thể thấy được cái danh sách mật kia và cũng không sao nhiễm Trojan được, chỉ khi hết cách GTC mới chịu double click vào file DS-UVBCT.hta, và quá trình lây nhiễm xảy ra liền, C/T antivirus trên máy phát hiện file lạ và xóa liền, đồng thới cái danh sách mới chịu hiện ra !


Để đưa Trojan này vào máy tính người dùng, kẻ gian này đã chèn vào file DS-UVBCT.hta một đoạn script





khi bạn double click, nó sẽ chạy và tạo ra 1 Folder có tên là Defender trong Windows\system32 bạn sẽ thấy như sau khi Show hidden files and folders trong Folder Options:




trong đó chứa những files sau:


mobsync32.exe, mobsync.exe, MSASCui32.exe, MSASCui.exe, mscommon32.inf, services.exe, svhost.exe, wupdmgr32.exe, và zlib.dll


Đơn giản là bạn chỉ cần xóa sạch cái folder Defender là xong, nhưng coi kìa, chỉ có một số file được xóa còn những files khác sao không thể xóa được, đơn giản là vì nó đang chạy, bạn thử vào Task Manager mà xem(Ấn Ctrl_Alt_Delete):



Bạn highlight file cần xóa, chọn End Process, à được rồi.........nhưng như trò ảo thuật, nó lại hiện ra ở chỗ khác, bạn làm lần nữa , lần nữa, vẫn không được, nó cứ hiện ra trở lại như trêu tức bạn, có lẽ đủ rồi, bạn sẽ không thể ngưng chạy nó bằng cách này được đâu


Bây giờ bạn vào hộp Run gõ : msconfig , trong thẻ Startup, bạn sẽ thấy những file trong Folder Defender đã được nạp lúc khởi động máy:



Bạn hãy bỏ check như hình trên và đừng nghĩ rằng thế là xong, thử restart lại xem, nó sẽ check lại y như cũ nếu bạn không tiến hành cách diệt sau đây.


3.Cách diệt:
Có 2 cách rất đơn giản để tiêu diệt loại Trojan này:


- Kiếm 1 dĩa có hệ điều hành (OS) tự chạy, boot máy bằng dĩa này và vào Windows\system32 xóa cái folder Defender, bạn sẽ thấy nó bị xóa 1 cách dễ dàng.


- Hoặc bạn tháo cái Hard Drive ra rồi ráp vào 1 HDD box, cắm vào một máy không có virus khác , tìm đến folder Defender và xóa nó, nếu không có HDD Box, bạn cũng có thể ráp vào máy khác như HDD thứ hai và tìm xóa folder Defender.


Lưu ý: Khi đã bị lây nhiễm rồi bạn mới install C/T antivirus thì nó cũng không thể diệt nổi cái Trojan đã nhiễm cho bạn đâu.


Bạn cũng nên search trong folder system32 những file sau xem có còn sót không:


MSASCui32.exe, wupdmgr32.exe, mobsync32.exe


4.Kết luận:


Kẻ gian đã lợi dụng 1 sơ hở về bảo mật của website http://www.came.agri.gov.cn để upload file DS-UVBCT.hta lên đó, điều này không mấy khó khăn vì có nhiều người làm được, bạn có thể vào link sau thì biết:


http://www.came.agri.gov.cn/index.html


Kẻ gian này chắc chắn là người Việt nên biết lợi dụng blog Vàng anh để quảng bá cho mưu đồ của mình, mong rằng chúng ta từ nay sẽ đề phòng cẩn thận hơn với những loại tin kiểu này.


Thứ Tư, 13 tháng 5, 2009

Phái đoàn UB Tự Do Tôn Giáo QTế Hoa Kỳ tiếp xúc với nhà báo Nguyễn Khắc Toàn tại Hà Nội

Như dư luận đã biết trong các bản tin trước đây đã loan, chiều nay hồi 13 giờ 15 phút ngày 12/5/2009 đoàn Uỷ ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ (UBTDTGQT- HK) do Tiến Sĩ David Kramer làm Chủ tịch dẫn đầu sang Việt Nam công tác đã gặp gỡ được nhà báo đối lập Nguyễn Khắc Toàn trong một giờ đồng hồ tại khách sạn Metropole tại trung tâm thủ đô Hà Nội. Phái đoàn trên của Uỷ ban TDTGQT Hoa Kỳ đã đến Việt Nam từ hôm qua gồm có 5 người, họ sẽ ở lại Hà Nội để gặp một vài nhà bất đồng chính kiến khác nữa mà trong đó ông Nguyễn Khắc Toàn là người đầu tiên phái đoàn tiếp xúc. Khi kết thúc công việc ở Hà Nội, phái đoàn sẽ vào TP Sài Gòn để gặp gỡ một số các nhà tranh đấu dân chủ và hoạt động tôn giáo danh tiếng khác nữa, sau đó vào đầu tuần tới đoàn sẽ trở về nước. Đây là chuyến công tác quan trọng của phái đoàn UBTDTGQT–Hoa Kỳ để sắp tới phía chính phủ nước họ quyết định sẽ có đưa hay không tên của nhà nước độc tài XHCN của ĐCSVN trở lại danh sách CPC, là những nước bất hảo vì đã có chuỗi các hệ thống hành vi đàn áp tự do tôn giáo, trù dập nhân quyền, bóp nghẹt các quyền dân chủ tự do khác của người dân trong toàn xã hội….


Nhà báo Nguyễn Khăc Toàn và Phái đoàn UBTDTGQT-HK





Phía toà đại sứ cho biết, họ đã phải can thiệp trực tiếp rất tích cực, mạnh mẽ với phó thủ tướng, kiêm bộ trưởng ngoại giao nhà nước CSVN – ông Phạm Gia Khiêm thì phái đoàn mới đạt được một số các yêu cầu đã đặt ra trong chuyến công tác tại Việt Nam lần này, như sẽ gặp được nhà báo Nguyễn Khắc Toàn vào hôm nay, và sáng mai 13/5/2009 đoàn sẽ đi thăm linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Nguyễn Văn Đài tại đang thụ án tù tại phân trại 1 trại giam Ba Sao – Nam Hà. Từ hôm qua, phái đoàn UBTDTGQT–HK cũng đã làm việc trực tiếp với các chính giới của chính phủ độc tài CS Hà Nội, như với ban tôn giáo chính phủ, với PTT kiêm ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm, với bộ công an và một số cơ quan, cá nhân có thẩm quyền khác nữa của nhà nước CSVN.


Giấy triệu tập nhà báo Nguyễn Khắc Toàn



Trước giờ gặp gỡ giữa phái đoàn đến từ Hoa Kỳ với ông Nguyễn Khắc Toàn, tuy đã được chính phủ CS Hà Nội đồng ý vào phút chót đêm hôm qua 11/5/2009, thế nhưng vào 8 giờ 30 phút sáng nay 12/5/2009 sở công an Hà Nội vẫn ra lệnh cho trung uý cảnh sát khu vực Bùi Đình Toàn đến tận nhà để tống đạt giấy triệu tập số 35 buộc ông Toàn phải đến công an Hà Nội trong TX Hà Đông để họ thẩm vấn vào lúc 14 giờ chiều nay. Trước diễn biến phức tạp đó xuất hiện, ông Nguyễn Khắc Toàn đã phải thông tin khẩn cấp cho toà đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam biết vào lúc 11 giờ sáng nay để họ can thiệp khẩn cấp nhất nhằm tránh cho cuộc gặp giữa phái đoàn Uỷ ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ bị ngáng trở không đạt được như thoả thuận giữa phía Hoa Kỳ và chính phủ CSVN vào tối hôm qua.

Khoảng 11 giờ trưa nay ngày 12/5/2009, sở công an Hà Nội bất ngờ vẫn còn tiếp tục điều động đến tư gia ông Nguyễn Khắc Toàn một lực lượng an ninh mật vụ đông đảo, ít nhất có khoảng hơn 5 nhân viên để bao vây xung quanh toà nhà mà gia đình ông đang sinh sống nhằm cản trở ông Toàn đến địa điểm gặp gỡ phái đoàn. Trước tình thế nghiêm trọng như vậy nhà báo Nguyễn Khắc Toàn quyết định đi bộ đến khách sạn sớm hơn hơn 1 giờ 30 phút, tức là vào lúc 11 giờ 30 phút để chủ động chờ đợi gặp phái đoàn cho khỏi bị công an Hà Nội đang ra sức ngáng trở, cản phá… Khi ông Toàn rời nhà ra đi thì liền bị công an Hà Nội ngay lập tức đã cử từ 3 -4 mật vụ an ninh đi kèm sát cạnh sau nhưng không đụng chạm và cản trở gì thô bạo ông trên đường đến Hotel Metropole thuộc phố Ngô Quyền, Hà Nội – cùng thuộc phường Tràng Tiền. Bắt đầu từ đây, mật vụ công an HÀ NỘI bao vây quanh khách sạn và phía bên trong cũng có một vài nhân viên an ninh lảng vảng đóng vai những vị thực khách sang trọng chà trộn lẫn vào các du khách phần lớn là người ngoại quốc để theo dõi giám sát cuộc gặp sẽ diễn ra sắp tới trong hơn 1 giờ nữa.

Đúng giờ hẹn từ trước, hồi 13 giờ 15 phút phái đoàn của UBTDTGQT–Hoa Kỳ đã đi đến từ lối cửa vào trên phố Lê Thái Tổ gần đối diện với nhà hát lớn Hà Nội. Khi đó viên chức chính trị toà đại sứ Hoa Kỳ Chritstian Marchant đã ra tận phòng đại sảnh của Hotel phía cửa ra vào trên phố Ngô Quyền để đón ông Nguyễn Khắc Toàn đang ngồi trò chuyện tại đó cùng với phiên dịch viên Đào Công Đức.

Viên chức chính trị người Mỹ trên cùng anh Đào Công Đức của toà đại sứ bắt đầu từ đây đã tham gia đón tiếp và hướng dẫn ông Nguyễn Khắc Toàn ra tiếp xúc với toàn bộ các thành viên của phái đoàn tại phòng khách ở cửa trên phố Lê Thái Tổ. Trong giây phút đầu tiên, hai bên gặp gỡ vui mừng bắt tay thân mật, chụp ảnh kỷ niệm, sau đó ông Chritstian Marchant đã đưa phái đoàn cùng tất cả mọi người vào một phòng tiệc lớn thuộc tầng 1 để làm nơi gặp gỡ chính thức.

Tại đây cuộc trao đổi giữa hai bên đã diễn ra trong không khí thân tình, thẳng thắn và trung thực. Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn đã nêu các nhận định của cá nhân mình về tình hình nhân quyền, dân chủ, đặc biệt về quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam trong những năm qua. Ông đã đưa ra các chứng cứ xác thực, chắc chắn để làm sáng tỏ về tình trạng vi phạm nhân quyền và xâm phạm các quyền tự do tôn giáo ở trong nước. Phái đoàn Hoa Kỳ đặt khá nhiều câu hỏi cho ông về các lĩnh vực trên và đặc biệt họ quan tâm đến hoàn cảnh cuộc sống, sinh hoạt của ông trong thời gian bị giam cầm trong lao tù trước kia, cũng như những sách nhiễu, đàn áp hiện nay của công an CSVN gây ra cho ông và cả gia đình ra sao. Tại cuộc gặp gỡ, ông Toàn đã trưng ra ít nhất 02 giấy triệu tập của công an Hà Nội đã tống đạt buộc ông phải đi thẩm vấn cả ngày hôm 8/5/2009 và chiều 12/5/2009, cùng với một số hình ảnh công an thành phố đã đặt chốt canh gác xung quanh nhà trong thời gian ông tạm được ra tù và cả khi đã hết quản chế 3 năm tính từ hôm 24/12009 đến nay… Các trình bày của ông Toàn đã đựơc toàn bộ thành viên trong đoàn chú ý lắng nghe, có ghi chép tỷ mỷ những nội dung quan trọng mà họ thấy cần quan tâm và để tìm hiểu thực hư các sự kiện.

Trong giữa buổi trao đổi của phía Hoa Kỳ với ông Nguyễn Khắc Toàn thì bất ngờ có 1 cuộc điện thoại của trung tá an ninh điều tra thuộc phòng PA-24 gọi từ sở công an Hà Nội đến buộc ông Toàn phải quay về thẩm vấn gấp tiếp tục. Chính vì sự kiện hy hữu không hay ho đẹp đẽ gì như vậy xảy ra trước các vị khách Hoa Kỳ, nên ông Nguyễn Khắc Toàn vừa trả lời điện thoại với sĩ quan an ninh Bạch Hưng Tân xong, phải vừa tuyên bố cho phái đoàn Hoa Kỳ biết : “Cú điện thoại của công an Hà Nội nhắm đến đúng lúc tôi đang gặp gỡ quý vị trong đoàn Uỷ ban tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ là đã nói lên tất cả vấn nạn nhân quyền, dân chủ, tự do có được thực thi và tôn trọng tại Việt Nam đầy đủ hay không ? Khi các ông đang có mặt tại đây để tiếp xúc với tôi nhưng phía công an không hề trọng nể và tôn trọng quý vị cũng như tôn trọng cam kết của chính phủ Hà Nội là nên tạo thuận lợi cho tôi được tiếp xúc với phái đoàn gì hết…Tôi thật lấy làm đáng buồn thay cho quyền Con người tại đất nước chúng tôi như các vị được mục sở thị như thế này đây”. (số máy của điều tra viên trung tá Bạch Hưng Tân thuộc phòng PA-24 sở công an Hà Nội là : 0913-215-311)





Nhà báo Nguyễn Khăc Toàn và Phái đoàn UBTDTGQT-HK


Trước diễn biến không mấy tốt đẹp lành mạnh đó mà phái đoàn Hoa Kỳ đã chứng kiến từ đầu đến cuối, làm tất cả họ đều nhún vai hoặc lắc đầu ngao ngán và mỉm cười chua chát về “sinh hoạt tự do dân chủ” trong xã hội Việt Nam hiện nay. Bởi vì rõ ràng trên thực tế các quyền dân chủ tự do tối thiểu của người dân trong nước không được cải thiện là bao nhiêu như chính phủ CS Hà Nội vẫn không ngớt tự quảng cáo om xòm về caí gọi là những “sửa đổi mạnh mẽ, tích cực hay những cải cách tiến bộ vượt bậc” cuả mình về các mặt như hệ thống pháp luật, thể chế chính trị, văn hoá xã hội, quyền con người…vv…trên các diễn đàn quốc tế trong mấy năm gần đây!!!!

Đáng chú ý có hiện tượng đặc biệt nữa, đó là sự xuất hiện của 1 sĩ quan an ninh sở công an Hà Nội đóng vai 1 vị khách sang trọng đã xâm nhập được vào bên trong khách sạn để theo dõi toàn bộ cuộc gặp gỡ nói trên. Vị khách không mời này đã chọn một bàn ăn để ngồi sát cạnh phái đoàn rồi giả bộ đọc báo, sau đó anh ta kín đáo, bí mật sử dụng 1 thiết bị quay camera + ghi âm rất tối tân được nguỵ trang bằng 1 chiếc bút máy (có kích thước hơi lớn hơn các cây viết bình thuờng khác) để quay phim và thu âm trộm nội dung cuộc trao đổi trên giữa 2 bên. Chỉ đến khi nhà báo Nguyễn Khắc Toàn phát hiện ra vị khách bất hảo này đang ngồi đối diện với bàn của mình. Và ông dự tính chỉ cho phái đoàn Hoa Kỳ biết, cũng như ông dự định chụp hình mọi hành vi bất minh, vi phạm pháp luật của anh ta đang thực hiện với toàn bộ phái đoàn Hoa Kỳ thì khi ấy, vì anh ta lo sợ bị lộ mặt đã quá trắng trợn liền nhanh chóng rời bàn ăn rồi đứng dậy bỏ đi mà thôi….

Sáng nay, trước khi rời nhà tới địa điểm gặp gỡ, ông Nguyễn Khắc Toàn đã trả lời phỏng vấn phóng viên Thiện Giao của đài phát thanh Á Châu Tự Do (RFA) từ Bangkok-Thailand toàn bộ sự đàn áp, sách nhiễu của công an Hà Nội với cá nhân ông trong những ngày qua. Khi kết thúc buổi gặp gỡ trên đây, khi đã trở về nhà lúc 14 giờ 30 phút, ông Toàn đã trả lời phỏng vấn đài RFA một lần nữa về nội dung và các diễn biến căn bản của cuộc tiếp xúc noí trên.

Đặc biệt hơn nữa, là riêng biên tập viên Bảo Khánh của đài phát thanh VSR-Úc Châu đã thu âm được khá nhiều nội dung cuộc trao đổi đặc biệt trên đây của phái đoàn Hoa Kỳ với nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, mà ông là một phóng viên đặc biệt đã cộng tác với đài trong gần 3 năm qua từ quốc nội kể từ khi tạm bước ra khỏi nhà tù nhỏ vào đầu năm 2006.

Khi kết thúc cuộc trao đổi với phái đoàn Hoa Kỳ, công an Hà Nội lại điều 1 lực lượng nhân viên an ninh hùng hậu thuộc phòng PA-21 để tiếp tục xiết chặt bao vây quanh tư gia ông Nguyễn Khắc Toàn cho đến gần 21 giờ đêm mới tạm thôi. Sáng ngày mai 13/5/2009 sở công an Hà Nội sẽ cử một toán công an đến cưỡng bức ông Toàn phải vào Thị xã Hà Đông để thẩm vấn và chuẩn bị khởi tố nhà báo này khi nhà nước độc tài toàn trị CSVN thấy cần thiết phải ra tay bóp nghẹt quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận, tự do phát biểu chính kiến, tự do báo chí…vv… mà nhà báo độc lập Nguyễn Khắc Toàn đã sử dụng để tranh đấu với đảng CSVN đang cai trị đất nước này như công an Bạch Hưng Tân và đại tá Ngô Thái Chung đã răn đe liên tục trong thời gian qua.

Trước khi chia tay kết thúc cuộc gặp gỡ, ông chủ tịch Uỷ ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ và các thành viên cho ông Toàn hay, nếu như sau cuộc gặp và từ nay trở đi cá nhân nhà báo Nguyễn Khắc Toàn tiếp tục bị công an CS Hà Nội ra tay đàn áp sách nhiễu thì hãy liên hệ khẩn cấp với toà đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội ngay. Các viên chức chính trị của toà đại sứ Hoa Kỳ đã trao cho ông các số điện thoại, email để tiện liên lạc khi cần thiết và khi xuất hiện sự nguy hiểm do công an nhà nước CSVN gây ra cho ông. Ông chủ tịch UBTDTGQT–Hoa Kỳ và một số thành viên phái đoàn cũng đã trao cho nhà báo Nguyễn Khắc Toàn các tấm danh thiếp để liên lạc khẩn cấp khi cần thiết.

Phái đoàn Hoa Kỳ cũng tha thiết đề nghị nhà báo Nguyễn Khắc Toàn nên sớm công bố bài viết công phu dài nhiều trang, chứa đựng nhiều tư liệu, chứng cứ, luận điểm xác thực về quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam mà ông đã chuẩn bị kỹ càng. Công việc có ý nghĩa đặc biệt này đã có sự nhiệt tình đóng góp về các kiến thức hiểu biết rất uyên thâm, thật sâu sắc của linh mục Phan Văn Lợi từ TP Huế với ông Nguyễn Khắc Toàn. Các thành viên phái đoàn rất muốn việc này để cho công luận, các chính giới Hoa Kỳ và UBTDTGQT–Hoa Kỳ biết được sự thật về tình trạng sinh hoạt tôn giáo ở trong nước hiện nay có tự do hay không theo đúng ý nghiã của khái niệm quan trọng và mang tính rất nhạy cảm.

Trong bản tin này, chúng tôi có kèm một số hình ảnh mới nhất về cuộc gặp quan trọng trên đây do nhân viên khách sạn Metropole đã giúp thực hiện chụp hình. Đặc biệt có kèm theo ảnh chụp 2 giấy triệu tập của công an Hà Nội gửi ông Nguyễn Khắc Toàn để cản trở các hoạt động dân chủ, nhân quyền của nhà báo tự do này, nhất là nhằm sách nhiễu ngăn chặn ông gặp phái đoàn Hoa kỳ muốn tìm hiểu thực tế các vấn nạn nhân quyền, dân chủ, quỳên tự do tôn giáo ở Việt Nam vẫn tiếp tục bị chà đạp không thương tiếc.

Chúng tôi sẽ thông tin cho công luận khi có được các tin tức mới nhất và chính xác trong thời gian tới đây.

Nhóm Phóng viên Dân chủ, Nhân quyền
Hà Nội hồi 01 giờ 15 phút ngày 12/5/2009

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2009

Tin mới: Ðạo Diễn Song Chi xin tỵ nạn chính trị tại Na uy










Nữ Đạo diễn Song Chi, đạo diễn cho bộ phim Nữ Bác Sĩ dài 18 tập của hãng TFS được rất nhiều người mến mộ, từng được trình chiếu trên HTV7 vào các ngày Chủ nhật, thứ 2 và thứ 3 hàng tuần đã đào thoát sang Na uy để tỵ nạn chính trị.

Được biết đạo diễn Song Chi đã bị cảnh cáo và bị cắt tất cả hợp đồng tại các hãng phim Quốc doanh và Đài truyền hình VN sau khi tham gia cuộc biểu tình chống Trung quốc trong vụ rước đuốc Olympic Bắc kinh 2008 của các nhà báo trong câu lạc bộ các nhà báo tự do.

Đạo diễn Song Chi đã treo Blast chào tạm biệt Sài gòn và tất cả mọi người trên blog của mình

22.04.09 TAM BIET SAI GON-VIET NAM! TAM BIET TAT CA BAN BE, NGUOI QUEN VA CA NGUOI DUNG... CO LE SE CON LAU LAM MOI GAP LAI...MONG TAT CA MOI NGUOI DUOC BINH AN!




Như vậy là những thủ đoạn của nhà cầm quyền Việt nam đã đẩy nữ đạo diễn Song chi vào bước đường cùng, muốn tồn tại chỉ còn cách đào thoát sang một nơi mà quyền con người chắc chắn không chỉ là được ăn được sống và làm việc như một con vật nuôi !

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2009

Kỹ sư Đỗ Nam Hải gặp Đ/S Hoa Kỳ- Ông Michael Michalak


Vào lúc 11 giờ 30 trưa, ngày thứ tư, 6/5/2009, kỹ sư Đỗ Nam Hải, thành viên Ban điều hành Khối 8406 và Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ với Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam - ông Michael Michalak. Địa điểm của cuộc gặp gỡ là quán cafe Lối Về - số 438 đường Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Phú Nhuận, Sài Gòn. Nơi đây chỉ cách nhà kỹ sư Đỗ Nam Hải khoảng chừng 60 m. Cùng dự còn có ông Tham tán chính trị - Tòa lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn và một phiên dịch. Được biết rằng trước đó, ngày 4/5/2009 hai viên chức ngoại giao Hoa Kỳ nói trên cũng đã có cuộc gặp gỡ với bác sỹ Nguyễn Đan Quế, một nhà đấu tranh dân chủ kiên cường và bền bỉ tại nhà riêng của ông ở đường Nguyễn Trãi, quận 5, Sài Gòn. Có thể nói rằng, đây là lần đầu tiên một vị Đại sứ của nước ngoài đã trực tiếp gặp những nhà đấu tranh dân chủ ở ngay tại Việt Nam.

Đáp lại sự quan tâm của đoàn, kỹ sư Đỗ Nam Hải đã trình bày sơ lược về sự phát triển của phong trào dân chủ Việt Nam nói chung và của Khối 8406 nói riêng. Đồng thời nêu lên những sự vi phạm nhân quyền của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Đặc biệt là đối với những người dám dũng cảm đứng lên đấu tranh để đòi một nền tự do, dân chủ thực sự; đòi một thể chế chính trị dân chủ, đa nguyên, đa đảng và pháp trị cho dân tộc Việt Nam. Đó là những giá trị phổ quát, quý báu của nhân loại, mà cho đến nay dân tộc Việt Nam vẫn chưa hề được hưởng.

Kỹ sư Đỗ Nam Hải nói tiếp: trong khoảng hơn 3 năm trở lại đây, phong trào dân chủ Việt Nam đã có những bước phát triển mới rất tích cực cả về lượng lẫn về chất. Bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam 2006 (Tuyên ngôn 8406) ra đời vào ngày 8/4/2006 đã căn bản nói lên được ý chí và nguyện vọng tha thiết của đại đa số dân tộc Việt Nam hôm nay là: cần phải dân chủ hóa thực sự đất nước. Tuyên ngôn 8406 cũng đã vạch ra được một đường lối đúng đắn, rõ ràng và triệt để cho tiến trình dân chủ ấy. Bất chấp mọi sự đàn áp khốc liệt của Nhà cầm quyền, phong trào dân chủ Việt Nam và Khối 8406 vẫn tồn tại và đang vững vàng tiến lên phía trước.

Kỹ sư Đỗ Nam Hải nhấn mạnh: dân tộc Việt Nam chúng tôi hôm nay rất cần xây dựng và phát triển về tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng, ngoại giao; rất cần chất xám, công nghệ, tiền vốn, v.v... từ nước ngoài, kể cả từ Hoa Kỳ. Nhưng trước hết và trên hết là dân tộc chúng tôi cần phải cải tổ chính trị, mà cụ thể là phải đấu tranh để thay thế được một cách triệt để thể chế chính trị hiện nay, từ độc đảng toàn trị sang đa đảng tiến bộ. Nếu không, mọi sự phát triển ở trong các lĩnh vực khác do nhân dân chúng tôi tạo ra được, sớm muộn gì cũng sẽ bị chính cái thể chế chính trị độc đảng toàn trị tai hại hiện nay triệt tiêu hết mà thôi. Sự phát triển nếu có là không thể bền vững và rất mong manh, dễ vỡ. Thực tiễn Việt Nam đã và đang chứng minh rất rõ điều này.

Chúng tôi cũng luôn xác định rằng: lực lượng để thực hiện cuộc cách mạng dân chủ triệt để ấy chính là tuyệt đại bộ phận dân tộc Việt Nam hôm nay, bao gồm hơn 3 triệu đồng bào Việt Nam ở ngoài nước và hơn 85 triệu đồng bào trong nước, kể cả nhiều người đã và vẫn còn đang làm việc trong bộ máy cầm quyền ở Việt Nam. Đồng thời, xin chân thành cảm ơn mọi sự ủng hộ và giúp đỡ đầy nhiệt tình, cụ thể và ngày càng có hiệu quả của thế giới dân chủ đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa này của chúng tôi, trong đó có chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ.

Cách đây 20 năm, các nước Đông Âu đã thực hiện được thắng lợi cuộc cách mạng dân chủ của đất nước họ. Biến các nước này từ chế độ độc tài cộng sản sang chế độ dân chủ, đa nguyên, đa đảng và pháp trị bằng con đường hòa bình, bất bạo động. Đó chính là những tấm gương, những kinh nghiệm quý giá; đồng thời cũng là những động lực mạnh mẽ để phong trào dân chủ Việt Nam chúng tôi noi theo. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng: Đông Âu hôm nay chính là ngày mai của Việt Nam và bằng mọi khả năng có thể, chúng tôi sẽ truyền niềm tin tất thắng ấy cho dân tộc mình.

Đại sứ Hoa Kỳ M.Michalak nói đại ý: “Chúng tôi xin bày tỏ sự cảm thông và lòng ngưỡng mộ đối với mọi nỗ lực và những khó khăn mà ông và những người như ông đã và đang phải vượt qua. Đồng thời, xin rất cám ơn về những điều ông vừa trình bày với chúng tôi. Trách nhiệm của chúng tôi là tập hợp mọi ý kiến đó lại và khi có điều kiện sẽ nêu vấn đề với chính phủ Việt Nam. Bởi vì, Hoa Kỳ và Việt Nam hiện nay là hai quốc gia có mối quan hệ toàn diện về tất cả các mặt. Chúng tôi cũng hy vọng rằng ông sẽ không phải gặp thêm những khó khăn mới sau cuộc gặp gỡ hôm nay với chúng tôi.”

Kỹ sư Đỗ Nam Hải đáp: Tôi xin chân thành cám ơn ông về cuộc gặp gỡ hôm nay và cũng xin rất cám ơn ông về những lời chia sẻ trên. Sáng nay, khi tôi mở cửa bước ra đường thì lần đầu tiên trong suốt bao năm qua, tôi không hề thấy bóng dáng của bất cứ một viên công an mặc thường phục nào đứng chốt xung quanh nhà tôi như mọi ngày nữa. Hàng ngày, tôi vẫn thường di chuyển bằng xe gắn máy và mỗi khi xe phải dừng lại thì thậm chí, giữa tôi với họ chỉ cách nhau có một sải tay mà thôi. Tuy nhiên, tôi xin khẳng định với các ông rằng: chỉ ngay chiều nay thôi, khi cuộc gặp gỡ này kết thúc thì mọi chuyện trên sẽ lại trở về như cũ. Đây chính là “lối đánh du kích” mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn thường áp dụng. Chẳng những là “đối nội” với chúng tôi, mà họ còn áp dụng một cách rất thành thạo và có hệ thống trong công tác đối ngoại nữa.

Thế nhưng, hai viên chức Hoa Kỳ, cô phiên dịch và kỹ sư Đỗ Nam Hải, cả nhóm bốn người ấy cũng không phải chờ đợi lâu đến vậy. Và chuyện bất ngờ đã xảy ra: Khi mọi người đang mải nói chuyện thì một người đàn ông trung niên khoảng trên dưới 40 tuổi ở bàn bên cạnh chợt đứng lên. Ông ta nói to bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh một cách rất lộn xộn, đại loại như sau: “Tôi xin lỗi vì đã cắt ngang câu chuyện của mọi người, nhưng từ nãy đến giờ tôi nghe ông này (chỉ vào kỹ sư Đỗ Nam Hải) nói là ở Việt Nam hiện nay không có tự do dân chủ, là chính phủ Việt Nam vi phạm nhân quyền, v.v... Vì vậy, là một công dân bình thường, tôi cảm thấy rất bức xúc. Tôi không thể hiểu một người Việt Nam được đất nước mình nuôi dưỡng trưởng thành mà lại không có lòng tự hào dân tộc, mà lại đi nói xấu đất nước mình, dân tộc mình với những người nước ngoài như vậy, ...”.

Là người đã có nhiều kinh nghiệm làm việc với bộ máy công an trị Việt Nam nên kỹ sư Đỗ Nam Hải chỉ cần nghe qua những lời trên là đã thấy “quen quen” rồi! Ngay lập tức, anh nhận định: Đây chính là một màn kịch vụng về và dồ dại của công an Việt Nam và người đàn ông đang huyên thuyên này chỉ là một “diễn viên” đang “vào vai” mà thôi. Tuy nhiên, ý thức được trách nhiệm của mình lúc này là không thể để cho vấn đề diễn biến xấu hơn, nên kỹ sư Đỗ Nam Hải đã ôn tồn nói với ông ta: “Tôi xin giới thiệu với ông, đây là những viên chức ngoại giao Hoa Kỳ và ông này là đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam hiện nay. Những điều ông vừa nói, tôi cũng đã hàng trăm lần phải đấu tranh với công an Việt Nam tại nhiều đồn công an ở Việt Nam rồi. Vì vậy, nếu ông muốn thì tôi cũng sẵn sàng đối thoại với ông nhưng phải là lúc khác chứ không phải là lúc này, khi mà tôi đang tiếp khách của mình. Theo tôi, bây giờ tốt hơn hết là ông nên quay trở về bàn của ông và hãy để cho chúng tôi được yên”.

Nhưng sau đó ông ta vẫn tiếp tục “bức xúc”! Người phụ nữ đi cùng với ông ta, khoảng trên dưới 30 tuổi cũng có cùng “lòng tự hào dân tộc” như ông ta và phụ họa theo bằng những lời tương tự. Đại sứ Hoa Kỳ M.Michalak sau khi được nghe dịch lại đã nói với mọi người, kể cả với người đàn ông và người phụ nữ kia một cách rất ngoại giao, đại ý như sau: “Không sao, tôi cho rằng đây cũng là một cơ hội tốt để tôi có thể nghe được thêm những ý kiến khác biệt nữa.”. Kỹ sư Đỗ Nam Hải nói: “Tôi đồng ý với ông Đại sứ rằng trong cuộc sống thì cần phải chấp nhận sự đa nguyên ý kiến. Nhưng phải là trong những điều kiện hoàn cảnh thích hợp mà người ta sẽ có sự trao đổi, đối thoại với nhau, chứ không phải như cái cách mà ông này đang làm: Khi chúng ta đang nói chuyện riêng với nhau và không hề làm ảnh hưởng gì đến ông ta thì ông ta lại nhảy xổ vào như thế này. Tôi cho rằng đó là một hành động rất mất lịch sự.”.

Một người khách trong quán cafe được chứng kiến câu chuyện cũng đã thẳng thắn góp ý với người đàn ông kia là không nên nói thêm gì nữa và hãy trở về bàn của mình. Có lẽ lúc ấy ông ta nhận thấy mình không nhận được sự ủng hộ của mọi người xung quanh và điều quan trọng hơn cả là: “kịch bản” vạch ra cũng chỉ cho phép ông ta “diễn” đến đấy thôi. Nếu “vào vai” mà nhiệt tình quá lố thì chắc chắn ông ta sẽ bị cấp trên kỷ luật. Cuối cùng, ông ta đành phải quay về bàn mình ngồi. Toàn bộ sự việc trên chỉ diễn ra trong khoảng 5 phút thôi nhưng nó đã nói lên được rất nhiều điều.

Trên đoạn đường tiễn hai viên chức ngoại giao Hoa Kỳ từ trong ra ngoài cửa quán, nơi có chiếc xe hơi mang biển số ngoại giao đang đứng chờ, kỹ sư Đỗ Nam Hải nói: “Theo tôi, sự việc xảy ra vừa rồi mới đầu tưởng là rủi mà cuối cùng lại hóa thành may. Bởi vì người Việt Nam chúng tôi thường hay nói: trăm nghe không bằng mắt thấy và hôm nay các ông đã được thấy”. Ông Đại sứ Hoa Kỳ nói: “Chúng tôi đã hiểu thêm về những khó khăn của các ông và hy vọng là trong tương lai mọi việc sẽ tốt đẹp hơn.”.

Sài Gòn ngày 7/5/2009
Phóng viên dân chủ Khối 8406.

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2009

Chuyến xe quê















Câu chuyện xảy ra đã lâu, và là một chuyện kinh khủng. Theo một nghiên cứu sinh lý thần kinh đăng tải trên tạp chí Sciences khoảng mươi năm trước, thì những chuyện khủng khiếp theo thời gian có xu hướng bị gột bỏ khỏi trí nhớ và những điều vui vẻ ngọt ngào thì thường đọng lại lâu hơn. Âu đó cũng là một cách tự vệ của hệ thần kinh con người, nếu không những ký ức mang mãi đau buồn sẽ bị tổn thường và thải loại như một cách của chọn lọc tự nhiên. Câu chuyện của tôi là một ngoại lệ, trơ lỳ với thời gian, nó vẫn mồn một…


Lần đó tôi cùng hai chú học trò đang làm luận án tốt nghiệp nhằm một trạm y tế trên biên giới Việt-Lào mà xe đò thẳng tiến. Chúng tôi rời thủ phủ Sơn la vào khoảng 4h sáng. Tại bến xe trung tâm, ngoài ánh sáng đỏ đọc của một vài ngọn điện của phòng bán vé, đám chủ xe đốt thêm những chiếc lốp ôtô hỏng. Chúng cháy ngòn ngụt, đen ngòm quyện vào màn sương sớm năng hạt, đen mờ của vùng sơn cước tạo cảm giác âm u ghê người. Chiếc xe chở chúng tôi là một chiếc cũi sắt mang nhãn hiệu Ba Đình, nhằm hướng Mường Hum lao tới. Khung sắt được gắn trên một cái khung máy xe IFA “chuồn” thời Đông Đức xuất sang Việt nam. Nó sóc ghê gớm và nổ ầm ầm. Nhà xe bắt khách liên tục từ khi rời bến, tới lúc trời sáng rõ thì khoảng hơn sáu chục người đã được lèn lên xe. Đến ngoại vi Sơn la, nhà xe dừng lại, bên kia đường bên chiếc xe U-oat cảnh sát, có hai chú đang chờ. Phụ xe nhanh như cắt lấy giấy tờ xe, mở mớ tiền vé vừa thu xong, nhón hai tờ 50 nghìn kẹp vào trong và chạy sang đường. Trong nháy mắt, hắn quay lại, chiếc xe lại khởi hành. Tôi nhìn về phía cabin, hai bên kính dán chi chít những giấy chứng nhận, bằng khen chấp hành tốt luật giao thông… Nhiều tới mức tôi chợt bật cười khi nghĩ rằng bọn cảnh sát mỗi lần sau khi “làm luật” lại chìa ra cho tay phụ xe cái chứng chỉ và đem về dán trên kính cabin.


Lúc đầu cảm giác ngột ngạt trong xe chưa rõ ràng, nhờ cái lạnh vùng sơn cước nhưng tới 8h sáng thì bắt đầu sặc mùi người. Lúc đó chiếc xe đã tiến sâu 20-30km vào con đường rừng độc đạo. Xe phóng như điên giữa rừng xanh, núi đỏ bạt ngàn nên bớt đi sự oi ả và hôi hám. Bản thân đã quá quen với những kiểu hành trình như vậy nên tôi nháy hai chú sinh viên dựa vào thành xe tranh thủ chợp mắt. Thỉnh thoảng, qua những cái ổ voi, tôi mở mắt liếc ra ngoài. Những mảng màu xanh xen lẫn những đám lở loét của đất đá đang trụt lở do mất rừng trong một ánh sáng nhợt nhạt mùa đông thật là buồn tẻ.


Đột nhiên chiếc xe dừng lại. Chủ xe ra hiệu để mọi người xuống xe vượt đèo. Trước mắt bắt đầu hiện ra những thung lũng sâu hoắm và những rặng núi chạy ngút ngàn về xa. Đó là đất Lào. Quốc bộ được khoảng 300m thì đột nhiên bên rệ rừng hiện ra một đám khoảng 70-80 người với hành lý, gánh gồng xô ra nhập vào đoàn chúng tôi. Chưa kịp hiểu ra sao thì chiếc xe đã rồ gần đến đỉnh dốc. Đám hành khách cũ nhao lên xe chiếm giữ những bao tải, thùng, hòm của mình. Đột nhiên chiếc xe rồ ga như lấy đà, khi đến mé dốc phía bên kia nó dừng hẳn lại. Hai tên phụ xe nhẩy phắt xuống, chúng mở nốt chiếc cửa xe thứ hai và ra hiệu cho đám người kia chạy lại. Chúng nhồi người. Một không khí kinh khủng bắt đầu. Tiếng khóc thét của trẻ con, tiếng chửi bới tanh tưởi của những người đàn bà buôn chuyến bị giẫm đạp hay bị sờ sịt, nắn bóp. Bao tải, ba lô quăng huỳnh huỵch qua cửa sổ và cửa ra vào. Trên nóc xe ầm ầm tiếng hàng hoá và tiếng giẫm đạp của đám khách đàn ông như muốn “đạp chết” đám hành khách bên dưới… Nhưng ghê rợn hơn là sau một hồi nhồi nhét tàn bạo, những người trong xe hầu như quấn chặt vào nhau, đau đớn, rên xiết. Một số đông không còn sức nữa thì im lặng ậm ự cố chống lại sức đè của những kẻ bên cạnh. Trẻ con thì gào thảm thiết. Một số hành khách đặc biệt là nữ thì bắt đầu cảm thấy hoảng loạn vì có vẻ ngoài sức chịu đựng và tưởng tượng. Họ ngửa cổ lên hướng trần xe và gào thét, chửi bới tục tĩu, điên loạn. Qua lời chửi, thì tôi biết đây không phải là lần đầu tiên họ gặp trò đểu này. Chủ nhà xe này có hai chiếc xe, thằng em nó lái một chiếc. Khi tới giữa rừng, gần đỉnh đèo nó bảo là hỏng xe và đuổi mọi người xuống và chạy mất. Thằng anh nó sẽ đến sau khoảng nửa giờ và nhét toàn bộ đám khách lên chiếc cũi này. Ba thần trò tôi bị ép bẹp gí vào lỗ cửa sổ, không thể cựa được nữa. Mồ hôi chảy theo ống quần thành dòng xuống dưới chân. Tôi gào lên, cho chúng tôi xuống. Chẳng ai hưởng ứng và cũng chẳng ai giạt ra cả, vì đâu còn chỗ và họ cũng hết sức mất rồi. Hai thằng phụ nhét những người cuối cùng xong rút trong túi quần hai ổ khóa và khoá ngay cửa xe lại, chẳng để ý gì đến tiếng gào của tôi. Chiếc xe lồng lên. Thân nó vặn vẹo có lẽ vì số người và hành lí trên nóc đè xuống. Trong xe, sau mấy phút chạy hệ cơ của đám người trong xe hết trương lực, tất cả đè chặt vào nhau như mớ lươn. Khi chiếc xe bắt đầu vào vùng đèo dốc thì trời đổ mưa. Vì đầu bị đè gí vào thành cửa sổ nên tôi được mục kích chuyện gì bắt đầu xẩy ra. Con đường chúng tôi đang đi rất kinh khủng, nhựa đường hình như chỉ còn lác đác đâu đó ở sống đường. Những phần còn lại được vá víu bởi đá cấp phối. Rất nhiều chỗ đường đã lở tới mức nó còn nhỏ hơn khoảng cách giữa hai bánh xe, không hiểu sao mà chiếc xe không lật. Ở Đông Nam Á ít nơi có con đường như thế. Nhìn qua những chỗ lở đó, tôi có cảm giác mình đang chạy trên một bờ tường thẳng đứng. Một vài con trâu dưới đáy bờ vực chỉ nhỏ hơn chiếc đồng hồ trên cổ tay tôi đang ghì chặt vào thành cửa sổ. Trời mưa to hơn, nhiều hòn đá cỡ bàn tay hay bàn chân bên mép vực lở ào xuống dưới mỗi khi bánh chiếc xe chẹt qua. Chúng rơi biến, mất tích ngay. Bên mé ngoài thì mưa lạnh nhưng phía trong vẫn nóng hầm hập. Thằng chủ xe khốn kiếp vẫn cho phóng 50-70km/h. Chiếc xe nghiêng ngả, đám người bên trong rên rỉ. Nhiều người nôn lẫn lên người nhau vì không rạch ra được cửa sổ. Mắt liếc xuống vực, đột nhiên, một cảm giác căm giận ghê gớm, pha chút ghê sợ và kinh tởm dâng lên trong tôi. Tôi chợt nghĩ nếu lát nữa thôi, xe đổ hai thằng học trò ngoài đôi mươi của tôi có làm sao thì tôi có sống cũng đau khổ hết đời…Còn hơn một trăm hành khách kia nữa, mạng sống của họ phỏng có nghĩa gì đây trong tay bọn người này ? Còn cái thân tôi, lang thang tứ phương không chết giờ leo lên cái quan tài sắt này chẳng lẽ lại giỗ đầu ngày này năm sau ư !. Như có một cơn điên bốc lên man dại, tôi vòng tay qua hông rút con dao găm Mỹ luôn giắt trong người mỗi khi đi công tác xa chọc lên đỉnh đầu và gào lên “Đ. con mẹ thằng chủ xe khốn nạn kia, nếu cái xe này đổ xuống mà tao không chết thì thề rằng bất kể chúng mày còn sống hay là đã chết : Tao sẽ dùng con dao này cắt đứt đầu chúng mày ra khỏi thân để trả thù cho những người ở đây hôm nay”. Có lẽ lúc đó mắt tôi điên loạn ghê gớm nên hành khách xung quanh im bặt, thằng chủ xe và mấy thằng phụ cách tôi khoảng hai “mét người” cũng im không thấy phản ứng gì. Trong mắt những hành khách quanh tôi, tôi thấy có quá nhiều mệt mỏi và cam chịu, có chút gì đó thông cảm đồng tình và ngạc nhiên nữa. Nhưng họ im lặng. Hình như thằng lái có giảm tốc độ, không biết vì tôi gào thét hay vì mưa... Một lúc sau, hành khách gục lẫn vào nhau vì mệt. Cái xe chạy như một nhà mồ im lìm. Nhiều năm đã qua, nhiều khi nghĩ lại tôi không hiểu là vì sao mình có thể chửi bới man rợ, kinh khiếp và điên loạn như vậy trước mặt những học trò của mình. Chúng là những đứa quý mến nên đã xin theo tôi. Sau này khi có dịp gặp lại nhau, các cậu học trò xưa đã sắp xong Ph.D, một cậu bảo lúc ấy em cũng muốn giết nó.


Những tờ báo lá cải ở Việt nam đã tiết kiệm được một chỗ trong ngày hôm sau vì chuyến xe đó đã không lật. Thằng phụ xe mở khóa, đám người đổ ập ra ngoài. Phụ nữ, trẻ con rũ rượi như sắp chết. Ai còn tí mật nào thì nôn hết ra. Đám chó bản ngửi xong cũng ư ử chạy mất. Nắng lúc 1h trưa ở vùng giáp Lào này oi ả khiếp người.


Chiếc xe đỗ ngay ở một cửa quán cơm. Tất cả hành khách những người phải đi tiếp xa hơn đều phải vào đó ăn một cái gì hay uống cốc nước. Các quán khác đều cách đó rất xa ! Chúng tôi chọn một góc sâu trong sân quán ăn, ngẫu nhiên từ vị trí của chúng tôi trông thấy ba thằng nhà xe bước vào. Chủ quán giả lả mời chúng vào gian sảnh giữa, ngay lập tức một mâm đầy bia và thức ăn được bê ra. Tôi thỉnh thoảng quan sát chúng và thực sự muốn đoán biết diễn biến tâm lý của những “tạo vật” này. Kỳ lạ là sự khắc nghiệt của chuyến “hành xác” vừa qua có vẻ không lưu lại chút gì trên nét mặt của bọn người này. Chúng ăn uống hùng hục và bàn tán say xưa về một nhà thổ nào đó trong vùng. Trên khuôn mặt chúng, với những múi thịt đỏ phừng phừng, tất cả là một sự thỏa mãn tuyệt đối ! Tôi có tìm kiếm những nét nhọc nhằn mưu sinh nào đó để cắt nghĩa về cái giá của cuộc đời của những người chủ xe này, tiếc thay ít nhất với ba người bọn họ. Không thấy !

Tôi tự hỏi, chúng mãn nguyện vì sao ?

Vì thu được bộn tiền nhàu nhĩ, quyện chặt nước mắt và sinh mạng của đám đông lam lũ kia, để sau khi no say sẽ đến phần dưới rốn ?

Hay vì chúng khoái trá với cảm giác quyền lực khi bắt thiên hạ rúc cả vào một cái lồng sắt mà vẫn phải lụy chúng mà không dám ho he ?

Đơn giản hơn, hay chúng chỉ nghĩ rằng nếu có chuyện gì chúng sẽ nhẩy thoát ra ngoài vì ngồi trên cabin?

Chẳng lẽ vì những mâm bia tú ụ không mất tiền mà chúng sẵn sàng đưa cả trăm người vào chỗ chết như chơi, chắc gì chúng đã thoát ?

Vì tất cả những cái đó hay còn những gì nữa tôi không biết !


Đời cứ trôi qua, cứ mỗi lần vào chợ Bến Thành, vào viện Bạch Mai, hay Chợ Rẫy… khi mà vé gửi xe máy ghi 2 nghìn nhưng bọn trông xe đòi khách 4 ngàn tôi lại nhớ đến chuyến sang Lào. Có lần về qua bộ Đại học để lấy tấm bằng mà mình đã tốt nghiệp bao năm trước thì được trả lời gọn lỏn là chưa có chữ ký, Bộ trưởng đang họp !. Hài hước thay khi một thằng bạn đi cùng đã khéo léo “làm luật” thì nó lấy được tấm bằng có chữ ký của Trần Hồng Quân khi ông này đã vào hẳn ôtô. Tay công chức “mẫn cán” vừa đi còn vừa thổi tấm bằng để cho khô chữ ký. Lúc đó tôi cũng nhớ đến chuyến sang Lào… Tôi chợt hiểu rằng, chuyến xe đó tôi đã không thể quên được vì nó là hình ảnh chính xác thu nhỏ của đất nước của tôi. Chính xác đến từng ngóc ngách của xã hội Việt nam. Nơi mà cứ 10 người thì có đến 7 người là nông dân hay lao động phổ thông. Họ có một thứ quyền và nghĩa vụ “cao cả” duy nhất đó là đem máu đóng cho chiến tranh và khi hòa bình thì lại đóng những đồng tiền nhàu nhĩ đổi bằng cả sinh mạng và sức khỏe của mình để nuôi ba thằng còn lại. Trong đó có cả tôi !.


Có lẽ chừng nào 7 người kia chưa biết đòi lại tiền vé xe khi bị lừa đảo. Kiên quyết không trả thêm 2 nghìn tiền gửi xe thu ngoài giá ghi…thì chừng đó giá trị nhân phẩm còn là thứ xa xỉ trên mảnh đất này, đừng nói gì đến dân chủ và nhân quyền.


Và cũng chừng nào 3 “thằng” còn lại vẫn trực tiếp hay gián tiếp điềm nhiên để mọi thứ như thế tiếp diễn mà sinh tồn hay tư lợi, thì ba thằng này cũng là khốn nạn cả, cho dù cách biểu hiện có khác nhau. Ta mà đối xử với nhau như thế sao hy vọng kiếm chút kính trọng gì trong con mắt ngoại bang đây ? Dân tộc như thế sẽ là dân tộc của sự nô lệ.


Nỗi ám ảnh đè nặng khiến tôi muốn tự giải thoát bằng cách “làm khổ” cái bàn phím vô hồn. Lúc đang gõ trang đầu này cũng đúng vào ngày hàng ngàn bà con công giáo đi bộ từ Thái Hà vào Hà Đông. Tôi hồi hộp nghĩ rằng cuối cùng thì với đức tin vào lẽ phải và sự tử tế, họ đã đảm nhiệm sứ mạng đại diện cho 7 người kia ! Tôi tiếp tục từng chữ, từng chữ một, mỗi ngày mấy dòng. Khi đến những dòng cuối cùng, hôm qua có tin là 135 chữ ký phản đối Dự án Boxít đã được gửi đi. Họ là những đại diện tiêu biểu của nhóm 3 “thằng” còn lại, cho cả tôi nữa. Có cái gì đó nhỏ thôi nhưng oà lên trong tôi. Tôi thấy le lói chút đường ra dân tộc mình. Dứt khoát rồi, đó là con đường đúng đắn mà rồi cả dân tộc tôi sẽ đi tới, một dân tộc đau khổ thấm đẫm trong cả những huyền thoại.

Tùy bút của Quiteyoungguy

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2009

Blogger, hãy tự bảo vệ mình (GTC)












Phần 1: Sự đe dọa với blogger ở Việt nam ngày càng lớn:


Hiện nay, rất nhiều người đang lo ngại khi truy cập hoặc gửi bài viết lên những trang web, blog, diễn đàn đấu tranh đòi công lý và sự thật sẽ bị Công an Việt nam truy tìm và bắt bớ.

*************************************

Công an mạng đang kiểm tra máy tính

*******************************************

Lo ngại cũng phải vì vào tháng Ba 2009, Tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF: Reporters sans frontières) đã đưa ra danh sách 12 quốc gia thù nghịch với internet, trong có Việt Nam, và mới đây một danh sách của Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo CPJ (Committee for Protection of Journalists) được đưa ra nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới 03-05-2009 nhằm đấu tranh chống nạn trấn áp trên mạng internet cũng xếp Việt nam đứng thứ 6 trên 10 nước khắc nghiệt nhất thế giới, các quốc gia này gồm Miến Điện, Iran, Syria, Cuba, Ả rập Saudi, Việt Nam, Tunisia, Trung Quốc, Turkmenistan và Ai Cập.

Theo CPJ, trong năm 2008, con số các nhà báo mạng và blogger bị bỏ tù lần đầu tiên đã vượt qua con số các nhà báo cho ấn bản in. Giám đốc điều hành tổ chức này, ông Joel Simon, nhận xét: "Các blogger đứng trên tuyến đầu trong cuộc cách mạng thông tin và con số của họ ngày càng tăng".

"Thế nhưng các chính phủ cũng nhanh chóng học cách sử dụng công nghệ để chống lại các blogger thông qua việc kiểm duyệt và sàng lọc trên mạng, hạn chế tiếp cận internet và tìm kiếm các dữ liệu cá nhân."


Mặt khác, nội tình của Việt nam ngày càng trở nên sôi sục do những yếu tố Chính trị và Kinh tế đang trong giai đoạn chín mùi, để cố gắng tồn tại nhà cầm quyền Việt nam đã ra thông tư số 07 nhằm răn đe các blogger, và tăng cường công tác truy tìm bằng cách dụ blogger chuyển sang 1 webblog đặt server ở Việt nam như :

-Yume.vn :VDC, HCM, Vietnam, IP address: 222.255.236.238
-Vnweblogs: IP RANGE FOR XDSL IPTV FIXED PHONE SERVICE AT HCMC, IP address: 118.69.201.107

hoặc ở Trung Quốc như:

-Yahoo plus :Hongkong, China, IP address: 124.108.120.242 (chắc muốn nhờ tay TQ moi dữ liệu)

-v..v....

**********************************


**********************************************


Chưa hết, các phương tiện lề phải luôn rêu rao rằng đến tháng 4, Yahoo 360 sẽ đóng cửa (server Yahoo 360 hiện ở California,USA_IP address: 216.252.106.238), giờ đây thời điểm tháng 4/2009 đã trôi qua, cho ta thấy mọi chiêu bài dối trá đều đã được sử dụng, nhưng các blogger Việt nam vẫn kiên trì bám trụ Yahoo 360.


************************************

Sáng đúng, chiều sai, ....sáng mai lại đúng

*************************************

Nhưng tại sao nhà cầm quyền Việt nam muốn đặt server ở Việt nam: đó là vì khi có người truy cập blog, diễn đàn hay website, những thông tin cá nhân như IP Address, hệ điều hành (OS system), tên máy tính,... sẽ được lưu trong bản log, nếu có được những thông tin này và đối chiếu với bản log của Công ty điện thoại cung cấp đường truyền ADSL, thì việc xác định địa chỉ nhà(home address) của người truy cập chẳng khó khăn gì.



Nhà cầm quyền Việt nam đặt bộ lọc ra sao:

Chúng ta cần phân biệt những kỹ thuật Firewall :

- Packet Filtering: là kỹ thuật cho phép Firewall nhận biết các packet dựa vào Source IP và Dest IP của packet để từ chối hay chấp nhận packet, hơn nữa là nhận biết cả port (tức là có thể làm việc đến layer 4). Access control list trên các router của Cisco là một ví dụ cho kỹ thuật này.


- Proxy-based: là kỹ thuật dựa trên một dịch vụ làm trung gian (proxy). Khi nhận được request từ clients, proxy sẽ thay thế client kết nối với server bên ngoài, như vậy một proxy sẽ tạo ra 2 connections, một để kết nối với client và một kết nối với external server. Proxy chỉ hỗ trợ đuợc một số protocol phổ biến. Kỹ thuật này đã được nhà cầm quyền Việt nam dùng trong nhiều năm.


- Statefull Inspection: là kỹ thuật được đa số các firewall tiên tiến áp dụng. Kỹ thuật Statefull Inspection sẽ tạo ra bảng State Table cho tất cả các connections đi qua Firewall, dựa vào bảng state table giúp cho firewall sễ dàng monitor các connections và có khả năng monitor các command của protocol layer 7 như : FTP, SMTP,... (điều mà các kỹ thuật firewall khác không thực hiện được). Đây là kỹ thuật mới đã được nhà cầm quyền Việt nam áp dụng, qua state table, họ có thể Set custom tùy thích:

_Chặn 1 phần như trang danchuausa.net (Arizona, USA, IP: 72.167.183.27) = chỉ mở được trang index.htm, mất bố cục, không thể mở trang sau, mất bố cục trang web trở nên lộn xộn, mất thẩm mỹ

_Chặn từng lúc như trang X-cafevn.org(Texas, USA, IP: 74.55.40.98) nên ta thấy tình trạng có người nói x-cafevn bị Firewall, có người nói x-cafevn không bị firewall, mở rất tốt !

Áp dụng cái thứ 3 này, Nhà cầm quyền Việt nam sẽ dễ dàng cãi chày cãi cối với quốc tế rằng "Việt nam tự do thông tin"






Phần 2: Hãy tự bảo vệ mình

Cho dù Yahoo hứa sẽ không cung cấp dữ liệu người dùng sau vụ bê bối bắt 2 blogger Trung quốc, nhưng tự bảo vệ mình mà không phụ thuộc vào bất cứ điều gì luôn là cần thiết.

Hơn thế nữa, GTC đã nghĩ ra 1 cách để xác định được số điện thoại của blogger mà chẳng cần Yahoo hay Google cung cấp dữ liệu, nhưng xin được phép không trình bày ở đây, bởi vì chả lẽ GTC lại vẽ đường cho hươu chạy, nhưng GTC sẽ trình bày chi tiết cách chống lại việc truy tìm này:


1.Khi cài Windows mới, bắt buộc phải cài ngay 1 chương trình chống Virus của ngoại, có update tới bản mới nhất (new version of virus signature database).


2. Lập Nickname mới nếu nickname cũ có thể bị truy tìm , tránh tiết lộ về bản thân, có thể dẫn friend cũ đến bằng cách giới thiệu trên blast.

3.Khi truy cập blog hay những diễn đàn để viết, dù blog hay diễn đàn không bị firewall, bắt buộc bạn phải dùng 1 công cụ vượt firewall, như thế dù server có lưu lại IP address của bạn, thì cũng chỉ thấy 1 địa chỉ ở nước ngoài, ở đây tôi sẽ không nói về công cụ vượt firewall, vì nó đã có rất nhiều trên internet, vả lại nếu mỗi người sử dụng 1 công cụ khác nhau thì việc cấm cản sẽ là càng khó hơn.


Nhớ check lại xem công cụ vượt firewall tốt chưa bằng cách gõ google.com, nếu bạn còn thấy chữ Việt hoặc Go to Google Vietnam, điều đó có nghĩa là đã thất bại, bạn cũng có thể kiểm tra bằng cách vào ip2location để biết bạn đang ở đâu trên net (trong ô Your IP Address is: )

4.Luôn dùng máy tính của mình để viết blog: nhiều người vẫn nghĩ rằng ra ngoài dịch vụ post bài là chắc ăn ! lầm to, ra đó bạn sẽ dùng IP address của dịch vụ nhưng máy tính ngoài dịch vụ chứa đầy virus, keylogger, nó sẽ ghi lại hết những gì bạn gõ và qua internet sẽ chuyển đến chủ của virus, keylogger .Nhưng nếu bạn mang laptop của bạn ra dịch vụ có Wireless thì lại là tốt nhất.

5. Hãy làm những điều trên ngay bây giờ: vì cách để xác định được số điện thoại của blogger mà GTC đã nghĩ ra thì rồi Công an mạng cũng sẽ nghĩ ra.


Cuối cùng xin chúc các blogger mãi hăng say khỏe mạnh để viết tiếp.



Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2009

Bào mòn uy tín truyền thông có giữ được “ổn định chính trị”? _Phần 2 và 3

Bài của Trân Văn

Bào mòn uy tín truyền thông có giữ được “ổn định chính trị”?_Phần 2

Trong bài trước, Trân Văn đã mô tả phương thức quản lý, điều hành hệ thống truyền thông ở Việt Nam. Để duy trì sự “ổn định chính trị” trong quá trình phát triển kinh tế, chính quyền đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nắm chặt hệ thống truyền thông.

Trong đó có cả việc xử lý, kỷ luật khá nhiều nhà báo và cơ quan báo chí như một cách nhắc nhở về yêu cầu phải tuân phục. Thế nhưng sự tuân phục tuyệt đối của hệ thống truyền thông có tạo ra sự “ổn định chính trị” mà chính quyền mong muốn?

Vài năm gần đây, có khá nhiều trường hợp cho thấy, yêu cầu hệ thống truyền thông phải tuân phục tuyệt đối đã trở thành nguyên nhân đẩy chính quyền vào thế bị động, đồng thời tạo ra hàng loạt bất ổn về mặt chính trị. Trong đó, rõ nhất là vụ đòi lại Tòa Khâm sứ và mảnh đất thuộc Giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội.

Kể từ năm 2007, những buổi đọc kinh, cầu nguyện kéo dài trước Tòa Khâm sứ và Giáo xứ Thái Hà của phía Công giáo, đã khiến chính quyền thực sự lo ngại. Do chính quyền không thể dùng vũ lực, cũng không thể thương thảo, hệ thống truyền thông bắt đầu công kích việc đòi lại tài sản, kể cả bôi nhọ Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt, người đứng đầu Tổng giáo phận Hà Nội.

Vấp phải sự kháng cự mãnh liệt

Tuy nhiên, lần này, cách thức mà hệ thống truyền thông Việt Nam thường áp dụng, khi mở những “chiến dịch tuyên truyền”: Giới thiệu ý kiến của dân chúng, nhằm tạo ra cảm giác về sự đồng thuận của toàn xã hội, gây áp lực về mặt dư luận, khiến tất cả phải chuyển động theo hướng chính quyền muốn, đã vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của giới Công giáo Việt Nam. Các cuộc tấn công và phản công giữa hai bên, nhằm xác định sự thật, có tính chất như một cuộc chiến trên “mặt trận thông tin”…

Ngày 19 tháng 8 năm 2008, tờ Hà Nội Mới đăng bài “Chánh xứ và linh mục Thái Hà phải chịu trách nhiệm”, trong đó, dẫn ý kiến của ông Nguyễn Đức Thắng, được cho là “giáo dân giáo xứ Thạch Bích, ở huyện Thanh Oai”, với yêu cầu: “Xử lý nghiêm những hành vi sai trái ở Thái Hà”.

Ít ngày sau, các diễn đàn trên Internet công bố lời của linh mục Nguyễn Khắc Quế, Chánh xứ Thạch Bích, khẳng định: “Giáo xứ Thạch Bích chỉ có một giáo dân mang tên Nguyễn Đức Thắng nhưng ông đã chết cách nay vài năm”.

Ngày 29 tháng 8 năm 2008, Đài Tiếng nói Việt Nam phát bài: “Hành động của Giáo xứ Thái Hà gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của người Công giáo” và kể rằng, linh mục Nguyễn Văn Khánh ở Giáo xứ Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông, nhận định: “Mọi tổ chức, cá nhân đều phải đóng góp một phần công sức vì sự nghiệp chung”. Cũng theo Đài này, linh mục Khánh, tâm sự: “Chúng tôi đã xây dựng nhà thờ mới, tuy từng có những lấn cấn nhưng đều được địa phương giải quyết thỏa đáng, hợp lòng giáo dân”.

Vài ngày sau, Thông tấn xã Công giáo Việt Nam, đưa lên Internet lời của chính linh mục Nguyễn Văn Khánh. Ông phủ định: “Về vụ Thái Hà, tôi không có ý kiến nào phản đối… Ngay cả ở đây, nhà nước thu hồi đất mà có đền bù gì đâu. Giáo xứ Gia Nghĩa phải mua đất mới và đâu có bằng lòng về chuyện giải quyết đất của nhà thờ”.

Đối đầu với hệ thống truyền thông của chính quyền

Sau hàng loạt những sự kiện kiểu như vừa kể, ngày 12 tháng 9 năm 2008, Tòa Tổng Giám mục Hà Nội gửi thông báo, công khai nhắc nhở mọi người “cảnh giác khi tiếp xúc với giới truyền thông” và “khôn ngoan khi đón nhận thông tin”, vì các tờ báo, đài phát thanh và đài truyền hình đã dàn dựng thông tin để lừa dối dư luận, chẳng hạn một cán bộ công an, giả danh giáo dân Giáo xứ Cần Kiệm, Giáo phận Hưng Hóa để phát biểu trên Đài Truyền hình Hà Nội, hoặc phóng viên Đài Truyền hình Hà Nội cắt xén, ghép ý kiến của một giáo dân Giáo xứ Nam Dư, Tổng giáo phận Hà Nội cũng để bóp méo sự thật.

Khi thông tin đột nhiên trở nên đa chiều và toàn diện, những cơ quan báo chí tham gia “chiến dịch tuyên truyền” chống Thái Hà phải liên tục điều chỉnh, để thông tin gần với sự thật hơn.
Song một nửa sự thật không phải là sự thật. Nhà văn Nguyễn Viện nêu cảm nhận:

“Với hệ thống Internet toàn cầu như hiện nay, chính quyền không thể tuyên truyền theo cách như ngày xưa, “một mình, một chợ” được nữa. Khi người ta có những thông tin khác để đối chiếu thì những lập luận, những thông tin của chính quyền theo kiểu như vậy chỉ tạo cho người ta sự thất vọng, hết sức thất vọng, bởi vì không sức mạnh nào bằng sức mạnh của sự thật.”

Ngày 15 tháng 9 năm 2008, tờ Công an nhân dân đăng bài “Giáo dân nói về những vi phạm ở Giáo xứ Thái Hà”. Trong bài, tờ báo dẫn ý kiến của ông Vũ Kim Mỹ, Giáo xứ Phát Vinh, tỉnh Ninh Bình, chỉ trích gay gắt việc đòi lại đất ở Thái Hà và nhấn mạnh: “Chúa không xui chúng ta làm việc đó mà chỉ có những kẻ mượn danh Chúa làm điều xấu”.

Ngay ngày hôm sau, những nhóm truyền thông tự phát lập tức tiếp cận và cho công bố một biên bản, ghi chép cuộc trao đổi của họ với chính ông Vũ Kim Mỹ, kèm chữ ký của ông. Ông Mỹ tiết lộ, ông hiện là thẩm phán của Tòa án huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Khoảng đầu tháng 9, Công an Ninh Bình giới thiệu phóng viên gặp ông. Ông Mỹ được căn dặn đừng tiết lộ việc là thẩm phán vì họ chỉ muốn ông xuất hiện với tư cách giáo dân. Ông Mỹ khẳng định, khi trả lời phỏng vấn, ông không hề nói gì đến Thái Hà, không đòi xử lý nghiêm minh và không đề cập tới Chúa như báo Công an nhân dân viết!

Cuộc đối đầu giữa hệ thống truyền thông thuộc chính quyền với các nhóm truyền thông tự phát để bảo vệ sự thật, lên đến đỉnh điểm khi tám giáo dân tham gia đọc kinh, cầu nguyện đòi lại đất ở Thái Hà bị đưa ra xét xử.

Sau phiên xử sơ thẩm vào ngày 8 tháng 12 năm 2008, rất nhiều cơ quan báo chí ở Việt Nam cùng đưa tin rằng, các giáo dân là bị cáo trong vụ án này đã “cúi đầu nhận tội, xin khoan hồng”.

Song đúng hai tuần sau, hai trong tám bị cáo của vụ án nộp đơn khiếu nại, yêu cầu Đài Truyền hình Việt Nam và tờ Hà Nội Mới đính chính, vì họ có đủ bằng chứng để chứng minh họ chưa bao giờ “cúi đầu nhận tội, xin khoan hồng”.

Do hai cơ quan báo chí vừa kể không đính chính, cả hai bị cáo đã nộp đơn khởi kiện Đài Truyền hình Việt Nam và tờ Hà Nội Mới tại Tòa án, theo đúng các qui định pháp luật tại Việt Nam. Bà Ngô Thị Dung, một trong hai nguyên đơn kể:

“Chúng tôi khởi kiện vì tờ báo nói sai sự thật là tám bị can đã cúi đầu nhận tội nhưng chúng tôi đâu có nhận tội. Chúng tôi có sai trái gì đâu mà chúng tôi nhận tội.”

Không còn dám lừa dối sự thật

Tuy vụ kiện hai cơ quan truyền thông chưa được hệ thống Tòa án thụ lý vì nhiều lý do khó tin, song nó vẫn làm hệ thống truyền thông rúng động.

Chuyển biến tích cực nhất mà người ta có thể thấy sau đó là khi tường thuật tiếp về phiên xử phúc thẩm, diễn ra hôm 27 tháng 3 năm 2009, không còn cơ quan truyền thông nào ở Việt Nam tường thuật các bị cáo “cúi đầu nhận tội, xin khoan hồng” nữa.

Tờ Hà Nội Mới cho biết: “Các bị cáo liên tiếp kêu oan”. Tờ An Ninh Thủ Đô của Công an Hà Nội kể: “Tất cả đều cho rằng mình không phạm tội”. Còn báo điện tử VnExpress viết: “Các bị cáo cho rằng hành vi của họ là không sai, không vi phạm pháp luật. Tòa án sơ thẩm xét xử họ về những tội danh trên là không đúng”...

Trước đây, không thể tìm ra những nội dung như thế khi các cơ quan báo chí ở Việt Nam tường thuật về các vụ án mang màu sắc chính trị.

Quí vị vừa nghe Trân Văn tường thuật về những sự kiện cho thấy, trong vụ Thái Hà, yêu cầu hệ thống truyền thông phải tuân phục tuyệt đối đã đẩy chính quyền vào thế bị động, đồng thời tạo ra bất ổn về mặt chính trị như thế nào.





Bào mòn uy tín truyền thông có giữ được “ổn định chính trị”?_Phần 3

Trong hai bài trước, Trân Văn đã mô tả quan niệm cũng như cách chính quyền quản lý, sử dụng các cơ quan báo chí đã trở thành nguyên nhân gây ra nhiều rắc rối, khiến chính quyền đau đầu.

Ở bài cuối của loạt bài này, Trân Văn sẽ tiếp tục trình bày những rắc rối khác đang gây ra đủ loại bất ổn vẫn do cung cách kiểm soát truyền thông để “ổn định chính trị”…

Tại Việt Nam, chính quan niệm và cách hành xử của chính quyền với hệ thống truyền thông đang bào mòn uy tín của các cơ quan báo chí.

Vào lúc này, có khá nhiều người cùng nghĩ như nhà văn Nguyễn Viện:


“Tôi nghĩ rằng niềm tin của công chúng vào báo chí trong nước rất giới hạn. Nó chỉ ở mức độ nhất định nào đó thôi vì xưa nay chúng ta đều biết báo chí buộc phải đi theo “lề phải” của nhà nước!”


Phong trào blog, trang thông tin điện tử cá nhân

Cũng vì vậy, công chúng, đặc biệt là trí thức, văn nghệ sĩ và thanh niên vừa tự đi tìm thông tin, vừa chủ động lựa chọn cách thức chia sẻ thông tin và suy tư của mình với mọi người. Đây là lý do khiến việc lập blog, cách gọi các trang thông tin điện tử cá nhân trên Internet, bùng phát thành phong trào.

Trong thời gian vừa qua, các blog đã tồn tại và phát triển như một hệ thống truyền thông độc lập, song hành với hệ thống truyền thông chính thức, vốn luôn bị buộc phải tuân thủ “định hướng” và “kỷ luật tuyên truyền” mà chính quyền đặt ra.

Tuy chính quyền đã cố gắng tái lập trật tự trong thông tin trên Internet, chẳng hạn như ban hành Thông tư số 07 vào cuối năm 2008, cấm lợi dụng trang thông tin điện tử cá nhân để cung cấp, truyền đi hoặc đặt đường liên kết trực tiếp đến những nơi có thông tin nguy hại cho chính quyền, thậm chí, khi trả lời báo chí về Thông tư 07, ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Internet, còn “chú thích” thêm: “Chủ các blog phải chịu trách nhiệm đối với tất cả những ý kiến của các blogger có ý kiến trong blog của mình” nhưng tất cả những nỗ lực đó đều thiếu hiệu quả.

Hệ thống blog vẫn là nơi có thể tìm thấy càng ngày càng nhiều thông tin, hình ảnh, suy nghĩ không bao giờ có trên hệ thống truyền thông được xem là chính thống. Thậm chí hệ thống blog còn có thêm sự góp mặt của khá nhiều blogger đang mang thẻ hành nghề do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp phát.

Nhận định về tương quan, cũng như tác động giữa báo chí và blog, một nhà báo tên Trương Duy Nhất, kể trên blog của ông: “Hôm qua, một bạn đọc là sinh viên nhận xét, blogger Trương Duy Nhất hay ho, thú vị hơn... nhà báo Trương Duy Nhất! Nói thế thì khác gì mắng nhau!”. Cũng trên blog vừa dẫn, nhà báo Trương Duy Nhất thắc mắc: “Càng ngày càng thấy nhiều nhà báo viết blog. Càng ngày càng thấy nhiều người chen nhau đọc blog đến nghẽn mạng. Đấy là dấu hiệu buồn hay vui?”.

Lạm dụng yếu tố “ổn định chính trị

Khoan bàn đến buồn – vui, xin quay lại với quan niệm, cách quản lý, lối hành xử của chính quyền đối với hệ thống truyền thông. Có khá nhiều người đã lạm dụng yếu tố “ổn định chính trị” để trục lợi và có thể chọn trường hợp tờ Đại Đoàn Kết như một ví dụ.

Khoảng cuối năm 2007, nhiều trang web Việt ngữ trên Internet giới thiệu một lá thư gửi lãnh đạo Đảng, ghi tên người viết là Lý Tiến Dũng – Tổng Biên tập báo Đại Đoàn Kết. Trong thư, ông Dũng chỉ trích hết sức gay gắt cá nhân ông Hồng Vinh, Phó Ban tuyên giáo Trung ương “đã từng vì lợi ích cá nhân, cản trở báo chí không cho đăng tải tin tức về một vụ hiếp dâm trẻ con (vụ án Lương Quốc Dũng, Phó Chủ nhiệm ủy ban Thể dục thể thao quốc gia) thì không thể có tư cách giáo dục tư tưởng đối với người khác, huống chi là giữ vị trí quản lý báo chí” và Ban Tuyên giáo Trung ương, nơi có “quá nhiều người làm không được việc, không được đồng chí và nhân dân ủng hộ ở các nơi khác”.

Sau thư kể trên, giữa tháng 1 năm 2008, báo chí trong nước đưa tin, Ban Bí thư Trung ương Ðảng vừa có quyết định để ông Hồng Vinh và ông Ðào Duy Quát thôi giữ chức phó Ban Tuyên giáo Trung Ương. Khoảng mười tháng sau, ông Lý Tiến Dũng bị “cảnh cáo” rồi bị buộc phải “chuyển công tác” vì “vi phạm kỷ luật tuyên truyền”.

Trong khi ở Việt Nam, muốn được bổ nhiệm vào những vị trí lãnh đạo cơ quan báo chí, người ta phải có “phẩm chất chính trị” tốt, bao gồm: “lý lịch trong sạch”, “lập trường vững vàng” và đủ “trình độ chính trị” thì ông Đinh Đức Lập, người được chọn để thay ông Lý Tiến Dũng làm Tổng biên tập lại là người từng dùng bằng “trung cấp chính trị” giả để chứng minh “trình độ chính trị” của mình, nên bị chính báo chí chỉ trích không tiếc lời hồi tháng 3 năm 2001.

Hậu quả tất nhiên của những vướng mắc nhiều mặt vì nguyên nhân như đã kể, được ông Nguyễn Vạn Phú, Thư ký tòa soạn Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, khái quát tại Đại hội Hội Nhà báo TP.HCM, hồi tháng 2 năm nay: “Không ít lần cơ quan quản lý báo chí tỏ ra rất thiếu chuyên nghiệp, thể hiện rõ nhất là việc ra lệnh không đăng tin này, bỏ tin kia, không đề cập đến vấn đề này, không bàn vấn đề kia mà không có giải thích thỏa đáng. Ðã có nhiều lần cơ quan quản lý báo chí tỏ ra chậm chạp trong phản ứng trước các vấn đề thời sự. Trong thời đại thông tin ngày nay, sự thiếu chuyên nghiệp đó đã tạo ra một khoảng trống thông tin bị lấp ngay bởi thông tin không chính thống, tạo ra những luồng dư luận ngược chiều không đáng có.”

Thật ra, tự thân “ổn định chính trị” vốn là điều hết sức cần thiết. Không có “ổn định chính trị” sẽ không thể phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chỉ có thể có “ổn định chính trị” thật sự khi nó phát xuất từ nhu cầu và nỗ lực chung của dân chúng. Khi “ổn định chính trị” chỉ là cách mà chính quyền dùng để biện minh cho việc áp đặt các phương thức quản lý, để đạt những mục tiêu của riêng mình thì không bao giờ có thể tránh được rắc rối, đặc biệt là trong lĩnh vực truyền thông…

Một nhà thơ tên Nguyễn Tấn Cứ nhận xét:

“Tôi nghĩ thế kỷ này rất lạ. Đó là thế kỷ của mở rộng tòan cầu, của Internet, của thông tin. Ở đâu đó cấm thông tin, bưng bít thì thông tin vẫn xì ra ở chỗ khác. Cho nên sự bưng bít đó vô nghĩa, càng bưng bít càng vô nghĩa.”

Thực tế cho thấy, dù rằng quyền được thông tin, quyền được phát biểu ý kiến chỉ tồn tại như khẩu hiệu, công chúng nói chung, nhà báo nói riêng, thậm chí cả cán bộ, đảng viên vẫn tự giành lấy những quyền đó theo cách của họ.

Đâu phải tự nhiên mà thông tin, hình ảnh, âm thanh, văn bản thuộc dạng cấm kỵ xuất hiện mỗi ngày một nhiều trên Internet. Chúng chính là những bằng chứng sinh động và rõ ràng nhất.


Bài của Trân Văn